Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc

Nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên khối ngành Kiến trúc, eLib chia sẻ đến bạn chuyên mục Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc với các đề tài luận văn về Kiến trúc, Thiết kế, Kỹ thuật xây dựng, Kết cấu bê tông cốt thép, Xây dựng dân dụng và CN... hay nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc là gì?

Luận văn thạc sĩ Kiến trúc là một nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề và/hay trả lời câu hỏi nghiên cứu mà học viên quan tâm dựa trên nền tảng kiến thức chuyên ngành Kiến trúc. Đề cương nghiên cứu là một bản mô tả chi tiết về những gì học viên muốn lý giải hoặc đề xuất; tính hợp lý và tính khả thi của dự án nghiên cứu, của nội dung và phương pháp nghiên cứu mà học viên muốn triển khai; cách thức học viên sử dụng để giải thích và vận dụng các kết quả nghiên cứu và kế hoạch tiến độ thực hiện nghiên cứu.

Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc là kết quả nghiên cứu, phân tích và được viết bởi chính tác giả, không là kết quả nghiên cứu của người khác và chưa được người nào công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Nếu kết quả là công trình nghiên cứu khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể mà trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải có đủ căn cứ chứng minh sự đồng ý của các thành viên trong tập thể đó cho phép sử dụng.

Đề tài luận văn thạc sĩ được xác định riêng cho từng học viên không được trùng lắp. Đề tài luận văn phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo và phải được Hội đồng chuyên môn của Trường Đại học/cao đẳng chấp nhận.

Mục đích làm luận văn thạc sĩ Kiến trúc

Thực hiện luận văn tốt nghiệp nhằm giúp học viên:

- Rèn luyện kỹ năng chuyên môn, tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện.

- Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Phát huy tính độc lập, sáng tạo và tự nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm, một báo cáo trình bày hoàn chỉnh.

2. Yêu cầu chung về luận văn Thạc sĩ Kiến trúc

Luận văn thạc sĩ Kiến trúc phải được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo tính chính xác và không được tẩy xoá, nhằm giúp người đọc có kiến thức tổng quát mà vẫn hiểu được nội dung trình bày, và bất cứ ai quan tâm đều có thể lập lại thí nghiệm kiểm tra kết quả mà tác giả đã công bố. Thuật ngữ trong luận văn phải được dùng chính xác và thống nhất, các từ ngữ chuyên môn cần được định nghĩa và giải thích rõ ràng trong phần phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Tên La tinh của các loài sinh vật (cây, con) tên khoa học phải được in nghiêng.

Luận văn thạc sĩ Kiến trúc được soạn thảo theo hệ soạn thảo văn bản trên Microsoft Winword hoặc tương đương và in một mặt giấy.

- Luận văn được in trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm). Portrait.

- Lề : Top: 1” (2,5 cm),  Bottom: 1” (2,5cm), Inside/left: 1,25” (3cm), Outside/right: 0,75” (2cm)

- Bảng mã: Unicode

- Font chữ: Time new roman

- Size chữ: 13

- Chế độ dãn dòng: 1,2 lines

- Đánh số trang ở giữa của lề dưới (bottom), các trang đầu (muc lục, danh sách bảng, hình…) đánh số la mã  (i, ii, iii, iv,…) và bắt đầu đánh số trang 1 từ “Chương 1”

- Độ dầy luận văn: không quá 100 trang (không tính phần phụ lục)

Sau khi sửa chữa hoàn chỉnh, luận văn được đóng bìa cứng màu xanh dương nước biển, theo cấu trúc qui định ở Phụ lục 1.

3. Cấu trúc Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc

Cấu trúc một luận văn phụ thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài cụ thể, nhưng thông thường bao gồm những nội dung sau:

- Trang bìa

- Trang phụ bìa (có chữ ký của người hướng dẫn khoa học)

- Trang xác nhận hội đồng chấm luận văn (bắt đầu đánh số la mã (i, ii,…) ở cuối trang )

- Lời cam đoan (bao gồm tóm tắt thông tin tác giả)

- Lời cảm tạ /cảm ơn

- Tóm tắt (tiếng Việt)

- Abstract (tiếng Anh)

- Mục lục

- Danh sách bảng (để thành một trang riêng)

- Danh sách hình (để thành một trang riêng)

- Danh mục chữ viết tắt (để thành một trang riêng)

- Chương 1  Mở đầu/giới thiệu (bắt đầu đánh số trang là 1…)

- Chương 2  Lược khảo tài liệu

- Chương 3  Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Chương 4  Kết quả và thảo luận

- Chương 5  Kết luận và đề nghị/kiến nghị

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

Trang bìa và trang phụ bìa

Trang chuẩn y

Chữ ký của thành viên HĐLV là chữ ký nguyên mẫu với mực màu xanh 

Lời cam đoan 

Lời cảm tạ (bao gồm tóm tắt thông tin tác giả)

Tóm tắt (gồm bản tiếng Việt và bản tiếng Anh)

Mục lục

Danh sách bảng, hình và chữ viết tắt

Nội dung chính của luận văn

Chương 1 Mở đầu/giới thiệu

(số hiệu chương và tên chương viết trên hai dòng khác nhau)

Ví dụ:

Chương 1

MỞ ĐẦU

Chương này bao gồm các nội dung : (1) Đặt vấn đề (cách viết theo nguyên tắc cái phểu nghĩa là các vấn đề được đề cập từ tổng quát đến cụ thể, (2) Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, (3) Giả thiết nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu, (4) Đối tượng nghiên cứu và (5) Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

Chương 2 Lược khảo tài liệu

(số hiệu chương và tên chương viết trên hai dòng khác nhau)

Chương 2 gồm có hai nội dung: (1) Tổng quan vùng nghiên cứu và (2) Tóm lược các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu của tác giả về phương pháp, hoặc nội dung, hoặc kết quả nghiên cứu, hoặc cả ba vấn đề trên. Cách trích dẫn trực tiếp (để trong dấu ngọặc kép) hoặc gián tiếp bằng lời văn của tác giả. Cần ghi rõ nguồn gốc tài liệu được trích dẫn.

Chương 3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

(số hiệu chương và tên chương viết trên hai dòng khác nhau)

Nội dung chương 3 bao gồm (1) Phương pháp luận: là cơ sở lý thuyết, khái niệm, các công thức và giả thuyết khoa học tiếp cận được ứng dụng trong nghiên cứu của tác giả, và (2) Phương pháp nghiên cứu: gồm phương pháp tiếp cận, phương tiện nghiên cứu (nếu có), phương pháp chọn vùng/mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn quan sát mẫu, phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu nhằm thỏa mãn/đáp ứng cho từng mục tiêu cụ thể của đề tài. Nếu sử dụng phương pháp mới (hoặc ít phổ biến) thì nên trình bày đầy đủ trong phần phương pháp luận.

Chương 4  Kết quả và thảo luận

(số hiệu chương và tên chương viết trên hai dòng khác nhau)

Các nội dung trình bày trong phần kết quả và thảo luận phải được sắp xếp theo thứ tự từng mục tiêu cụ thể của đề tài. Cách trình bày dưới dạng tổng hợp bằng cách sử dụng các biểu bảng, hình, sơ đồ,… sau đó được phân tích và thảo luận cụ thể. Mô tả các công việc nghiên cứu khoa học được tiến hành, các số liệu trong quá trình nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm, điều tra khảo sát,… Phần thảo luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan thông qua tài liệu tham khảo.

Chương 5 Kết luận và đề nghị/kiến nghị

(số hiệu chương và tên chương viết trên hai dòng khác nhau)

Phần kết luận cần trình bày ngắn gọn, khẳng định những gì rút ra được từ kết quả nghiên cứu theo các mục tiêu cụ thể đã được phân tích ở chương 4 (chú ý kết luận không phải là tóm tắt các kết quả nghiên cứu), không có lời bàn và bình luận thêm, không có trích dẫn tài liệu tham khảo. 

Phần đề nghị/kiến nghị phải xuất phát từ các giải pháp phát triển, những kiến nghị gì giúp cho các giải pháp đưa ra được khả thi. Ngoài ra, có thể đề nghị những vấn đề cần nghiên cứu thêm, những đề xuất phát triển từ đề tài nghiên cứu. Những đề nghị phải cụ thể, rõ ràng, thiết thực và khả thi.

Tài liệu tham khảo

Liệt kê đầy đủ (theo qui định cách viết tài liệu tham khảo) các tài liệu trong và ngoài nước mà tác giả đã đọc và trích dẫn trong đề tài. Chú ý rằng, không nên đưa vào trang này những tài liệu không có đề cập/trích dẫn trong đề tài cũng như cần bổ sung những tài liệu có trích dẫn trong đề tài mà tác giả chưa ghi vào trang tài liệu tham khảo này

Phụ lục

Nội dung phần phụ lục có thể bao gồm bản câu hỏi phỏng vấn, danh sách đáp viên, các qui định, các kết quả phân tích thống kê/mô hình phân tích, các tài liệu bổ sung cho phần kết quả thảo luận.

4. Hướng dẫn trình bày luận văn Thạc sĩ

Kết cấu luận văn thạc sĩ

Phần mở đầu: đặt vấn đề, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

Phần nội dung:

- Tổng quan: lý thuyết các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận văn. Nêu lên những vẫn đề tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận văn cần tập trung nghiên cứu, giải quyết;

- Trình bày các cơ sở lý thuyết, lý luận, các giả thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học đã đƣợc trình bày trong luận văn;

- Trình bày, đánh giá, bàn luận các kết quả: Mô tả công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành. Phần bàn luận phải căn cứ vào kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài;

- Những đề xuất, dự báo: Căn cứ kết luận rút ra từ nghiên cứu, đánh giá đưa ra các đề xuất và dự báo nhằm hướng đến việc giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài.

Phần kết luận: Trình bày ngắn gọn những đóng góp, phát hiện mới của luận văn, chỉ ra những giới hạn mà luận văn chƣa giải quyết được và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

4.1 Soạn thảo văn bản

Bảng mã Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Microsoft Word.

Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.

Dãn dòng chế độ 1,5 line;

Căn lề: lề trên 3,0 cm; lề dưới 3,5 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm 

Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (216 x 297mm)

4.2 Tiểu mục

Các chương, mục và tiểu mục (không kể phần 1 Mở đầu và Phần 3 Kết luận)

- Các chương được sắp xếp và đánh số theo thứ tự Chương 1, Chương 2,...

- Các mục và tiểu mục được đánh số theo nhóm chữ số tăng dần cách nhau dấu chấm thuộc Chương, Mục và Tiểu mục. Nhóm chữ số nhiều nhất gồm bốn chữ số, ít nhất gồm 2 chữ

Ví dụ:

Chương 1

1.1

1.1.1

1.1.1.1

Ví dụ: 1.1.1.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 1, mục 1 của chương 1.

4.3 Bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, phương trình

Việc đánh số bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình vẽ... phải gồm số chương và số thứ tự tăng dần của số bảng biểu, hoặc số đồ thị, hoặc biểu đồ, hoặc hình vẽ...

Số hiệu và tên của bảng được đặt phía trên bảng tương ứng, căn giữa, in đậm, cỡ chữ 13. Đơn vị tính đặt dưới Tên bảng về phía phải hoặc có cột riêng. Nguồn số liệu thu thập được trích dẫn phải in nghiêng, đặt ở phía dưới, góc bên phải của bảng, cỡ chữ 12. Bảng được đặt ở trung tâm trang giấy, format biểu bảng theo quy định: chỉ kẽ ngang, không kẽ dọc. Kẽngang phân cách tiêu đề, chi ̉tiêu, nội dung.

Số hiệu và tên của đồ thị, biểu đồ, hình vẽ được đặt phía dưới của đồ thị, biểu đồ, hình vẽ, tương ứng, căn giữa, in đậm, cỡ chữ 13. Nguồn số liệu thu thập được trích dẫn phải in nghiêng, đặt ở phía dưới, góc bên phải của đồ thị, biểu đồ, hình vẽ tương ứng. Các trục của biểu đồ, đồ thị phải có thang đo, có đơn vị tính...

4.4 Viết tắt

Không nên lạm dụng viết tắt trong luận văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ, thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Bảng danh mục các từ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC). Khi sử dụng chữ viết tắt lần đầu tiên cho một từ/cụm từ thì từ/cụm từ phải được viết đầy đủ rồi trình bày chữ viết tắt trong ngoặc đơn ngay sau đó. Ví dụ: kinh tế (KT).

4.5 Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

Mọi thông tin, ý kiến, khái niệm có ý nghĩa mang tính chất gợi ý trình bày trong luận văn không phải của riêng của tác giả mà từ tác giả khác đều phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu không có điều kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của đề tài. Khi cần trích dẫn cả đoạn thì sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc trích dẫn.

Quy định trích dẫn theo phương pháp số, tức trích dẫn kèm theo số đặt trong dấu ngoặc vuông “...[ ]”. Số này tương ứng với số thứ tự của tài liệu xếp trong phần “Danh mục tài liệu tham khảo”

Ví du 1: Lê Đăng Doanh cho rằng: “ (nguyên văn đoạn trích dẫn) [25(số thứ tự tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo)] ” 

Ví du 2: Theo Philip Kotler thì lợi thế cạnh tranh là “... (nội dung đoạn trích dẫn)... [85 (số thứ tự tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo) 57 62 (số trang từ ...đến...)]. [87 30 35] ”

Cách xếp Danh mục tài liệu tham khảo

4.6 Phụ lục của luận văn

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung của luận văn như: số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, ..

5. Danh mục đề tài Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc tham khảo

Kiến trúc

  • Nghiên cứu xu hướng thiết kế hình thức kiến trúc theo hướng hữu cơ của các công trình trưng bày triển lãm
  • Tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường Đại Học/Cao Đẳng tại Hà Nội
  • Cơ sở khoa học cho việc quy hoạch xây dựng cụm kinh tế đóng tàu phục vụ du lịch biển tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Kỹ thuật xây dựng

  • Nghiên cứu và tính toán nhà cao tầng có xét đến tải trọng động tại Hải Phòng
  • Đề xuất giải pháp tổ chức thi công đảm bảo tiến độ xây dựng công trình bê tông thuộc dự án thủy điện hòa thuận tỉnh Cao Bằng
  • Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình
  • Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng dự án cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng
  • Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Bình Thuận
  • Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thi công các công trình xây dựng do ban qlda cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm Lâm Đồng làm chủ đầu tư
  • Tính toán móng bè cọc theo mô hình hệ số nền có xét đến độ tin cậy của số liệu nền đất

Xây dựng dân dụng và CN

  • Phân tích đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội sau 3 năm khai thác dự án đường cao tốc Tp.Hcm – Long Thành – Dầu Giây
  • Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình giai đoạn thi công dự án hồ chứa Nước Krông Pách Thượng Tỉnh Đăk Lăk
  • Thiết kế tối ưu trọng lượng dầm composite có xét biến thiết kế phần trăm thể tích vật liệu nền và sợi

 ...

Trên đây là một số thông tin về luận văn Thạc sĩ, yêu cầu chung viết luận văn Thạc sĩ, cấu trúc của bài luận văn Thạc sĩ, cách trình bày luận văn Thạc sĩ giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình theo trình tự quy định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc khác được chia sẻ tại eLib để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM