Luận văn ThS: Tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường Đại Học/Cao Đẳng tại Hà Nội

Mục tiêu của luận văn là đánh giá thực trạng các ký túc xá hiện nay trên địa bàn Hà Nội. Phân tích, đánh giá hiện trạng và các căn cứ pháp lý và khoa học đề ra các giải pháp thiết kế chung cho các KTX, đề xuất một số giải pháp QH-KTcác KTX Sinh viên phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, chiến lược phát triển các trường Đại học/ Cao đẳng, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại Hà Nội.

Luận văn ThS: Tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường Đại Học/Cao Đẳng tại Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài 

Đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường Đại Học/ Cao Đẳng tại Hà Nội.” nhằm đưa ra các giải pháp QH - KT hợp lý, thiết thực góp phần hoàn thiện các không gian đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, học tập của Sinh viên và nhu cầu tăng không gian giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng của Sinh viên trong tình hình mới. Nghiên cứu các giải pháp QH-KT trong việc tổ chức không gian nhà ở phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với cơ sở hạ tầng đô thị của Hà Nội. 

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Đánh giá thực trạng các ký túc xá hiện nay trên địa bàn Hà Nội.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng và các căn cứ pháp lý và khoa học đề ra các giải pháp thiết kế chung cho các KTX, đề xuất một số giải pháp QH-KTcác KTX Sinh viên phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, chiến lược phát triển các trường Đại học/ Cao đẳng, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại Hà Nội.

1.3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên.

Phạm vi nghiên cứu: Các trường Đại học/ Cao đẳng tại Hà Nội 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập các tài liệu về Quy hoạch - Kiến trúc KTX Sinh viên các trường Đại Học, Cao Đẳng trong và ngoài nước.

Điều tra khảo sát trực tiếp tại hiện trường: Thực trạng QH-KT ký túc xá Sinh viên các trường ĐH/CĐ, đánh giá nhu cầu ở KTX của SV các trường ĐH/CĐ tại đô thị.... 

Phân tích, tổng hợp và đề xuất: Thống kê và phân tích một số giải pháp Quy hoạch - Kiến trúc, từ đó lựa chọn và đề xuất các vấn đề cần nghiên cứu

1.5 Ý nghĩa của luận văn

Có một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề ký túc xá sinh viên tại Hà Nội.

Đề xuất một số giải pháp kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.

1.6 Cơ sở khoa học và thực tiễn và pháp lý của đề tài

Đề tài dựa trên những cơ sở khoa học về pháp lý, đồng thời đánh giá thực trạng KTX và nhu cầu của sinh viên tại các KTX sinh viên các trường ĐH/CĐ tại Hà Nội. Hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý thuyết thiết kế Không gian kiến trúc kiến trúc KTX sinh viên các trường ĐH/CĐ và Đề xuất một số giải pháp QH-KT các KTX cho Sinh viên tại khu vực nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội.

1.7 Kết quả đạt được và vấn đề tồn tại

Qua nghiên cứu phân tích các điều kiện tự nhiên - văn hóa - xã hội, và đánh giá thực trạng mô hình KTX sinh viên hiện nay, luận văn đã đưa ra được các giải pháp kỹ thuật nhằm phục vụ công tác quy hoạch và xây dựng mô hình ký túc xá sinh viên theo xu hướng tăng tiện nghi ở, tăng hoạt động tập thể trong mô hình Ký túc xá sinh viên.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình xây dựng KTX sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên thế giới và ở Việt Nam

Một số khái niệm

Tình hình xây dựng Ký túc xá Sinh viên các trường Đại học/ Cao đẳng trên thế giới

Tình hình xây dựng Ký túc xá Sinh viên các trường Đại học/ Cao đẳng ở Việt Nam

Tình hình xây dựng Ký túc xá Sinh viên các trường ĐH/CĐ tại Hà Nội

Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu

2.2 Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội

Điều kiện tự nhiên- khí hậu

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Định hướng phát triển không gian đô thị TP. Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển giáo dục đại học và quy hoạch hệ thống các trường Đại học/ Cao đẳng tại Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

Nhu cầu nhà ở cho Sinh viên các trường ĐH, CĐ tại Hà Nội

Đặc điểm văn hóa- lối sống của Sinh viên

Đặc điểm và yêu cầu chất lượng đối với ký túc xá Sinh viên

Mối quan hệ giữa KTX sinh viên với môi trường đô thị

Cơ sở pháp lý

2.3 Một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội

Nguyên tắc

Giải pháp quy hoạch

Giải pháp công trình

Quản lý và khai thác ký túc xá Sinh Viên

Ví dụ nghiên cứu

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Khu KTX các trường ĐH/CĐ mới chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu ở của SV. Ngoài những KTX cũ không đáp ứng được nhu cầu tiện nghi ở cho SV, đã xuất hiện nhiều KTX mới do Nhà nước hỗ trợ xây dựng, nhưng chỉ đáp ứng tạm thời nhu cầu ở, thiếu các khu không gian mở, thư giãn tiện nghi ở cho sinh viên.

Công trình công cộng phải dựa theo tiêu chuẩn. Xây dựng khu không gian mở cho sinh viên, với mục đích giúp sinh viên hòa đồng với tập thể, giao lưu giữa các cá thể với nhau. Xây dựng KTX sinh viên phải đồng bộ, thiết kế theo hướng nhà ở bền vững, phù hợp với từng chuyên ngành học khác nhau của sinh viên tại trường.

3.2 Kiến nghị

Nhà nước cần quan tâm đến việc phát triển và xây dựng KTX sinh viên, bên cạnh việc đáp ứng chỗ ở, cần xây dựng một KTX theo xu thế mới, hướng ngoại, tăng mối quan hệ cộng đồng.Cần phát triển và xây dựng KTX sinh viên có nhiều loại quy mô KTX, nhiều loại hình nhà ở, nhiều mô hình ở, thiết bị tốt để đáp ứng nhu cầu tiện nghi ở của mỗi sinh viên. Ngoài ra, theo sát để biết các nhu cầu ở của SV để thiết kế phù hợp, không thay đổi chức năng của nhà ở sinh viên.

4. Tài liệu tham khảo

 Ban quản lý Ký túc xá trường Đại học Hải Phòng(2013), Giới thiệu ký túc xá sinh viên trường Đại học Hải Phòng, Trường ĐH Hải Phòng- http://dhhp.edu.vn, Hải Phòng.

Báo điện tử làng sinh viên Hacinco, Giới thiệu chung về làng sinh viên Hacinco, Làng sinh viên Hacinco- http://hacinco.com.vn/ , Hà Nội.

Bộ Xây Dựng (2009), Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở sinh viên và nhà ở công nhân khu công nghiệp, Viện kinh tế xây dựng, Hà Nội.

Bộ giáo dục vào đào tạo (2013), Thống kê giáo dục năm 2000-2012, Hà Nội.

Bộ xây dựng (2008), QCXDVN 01: 2008/ BXD, Hà Nội. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc trên ---

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM