Luận án TS: Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ cơ sở lí luận và những tiền đề thực tiễn chi phối việc dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong môn Ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở dân tộc Mông.

Luận án TS: Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Với đặc trưng của môn học công cụ-nghệ thuật, môn Ngữ văn có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh. Đó là năng lực nghe-nóiđọc-viết, năng lực tiếp nhận văn bản- tạo lập văn bản và năng lực thưởng thức nghệ thuật. Ứng với mỗi lớp học, cấp học, dựa trên mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu môn học nói riêng, học sinh phải đạt tới những yêu cầu phát triển nhất định của từng lĩnh vực năng lực đó. Đặc biệt, năng lực đọc hiểu văn bản vừa là năng lực chung, vừa là năng lực riêng, vừa là năng lực cơ bản, nòng cốt, vừa là năng lực cụ thể. Năng lực đọc hiểu gắn với việc tiếp nhận tất cả các loại văn bản.

Các nhà nghiên cứu chuyên ngành Ngữ văn đang hướng phân loại kiểu văn bản thành 3 loại văn bản chủ yếu trong chương trình môn Ngữ văn là: văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận. Nếu như văn bản văn học, văn bản nghị luận là đối tượng đã quen với việc dạy học trong nhà trường, quen với người dạy học môn Ngữ văn thì văn bản thông tin vẫn còn là loại văn bản còn khá mới mẻ trong cách tiếp cận, triển khai dạy học ở trường phổ thông. Dù vậy,việc dạy học văn bản thông tin đã hứa hẹn khả năng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh không kém các loại văn bản đã quen thuộc; đồng thời vẫn đang đặt ra cho giới nghiên cứu, cho đội ngũ giáo viên Ngữ văn nhiều vấn đề cần được giải quyết sớm.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong môn Ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở dân tộc Mông, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS có học sinh dân tộc Mông.

Đề xuất một số ý kiến đối với hoạt động đổi mới, phát triển chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn ở phổ thông cũng như các tài liệu hỗ trợ việc dạy học môn Ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở dân tộc Mông.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở trên cả phương diện lí luận, thực tiễn.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. Chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát, nghiên cứu thực địa hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong môn Ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở dân tộc Mông ở các huyện miền núi Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông,… (tỉnh Nghệ An); Mường Lát, Thường Xuân,… (tỉnh Thanh Hóa).

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, luận án đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành nói riêng:

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

1.5 Đóng góp của luận án

Góp phần làm rõ hơn một số nội dung lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong môn Ngữ văn cho học sinh dân tộc Mông ở trường trung học cơ sở, dạy học Ngữ văn cho một đối tượng dạy học đặc thù.

Góp phần đánh giá thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở các THCS miền núi Nghệ An và một số địa phương khác.

Đề xuất nguyên tắc, một số giải pháp tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở các trường THCS một cách hiệu quả. Các đề xuất trên được kiểm chứng bằng thực nghiệm sư phạm.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong môn Ngữ văn ở nước ngoài

Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong môn Ngữ văn ở trong nước

Nghiên cứu dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông ở trường trung học cơ sở

2.2 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Văn bản thông tin và dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở trường THCS

Đặc điểm tâm lý và nhận thức xã hội của học sinh dân tộc Mông ở trường trung học cơ sở

Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản và dạy học văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

 

2.3 Tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Một số định hướng dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Một số biện pháp tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Một số điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông ở các trường trung học cơ sở

2.4 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích thực nghiệm

Nội dung, yêu cầu thực nghiệm

Thời gian, đối tượng thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn cho ở trường trung học cơ sở

3. Kết luận

Dạy học đọc hiểu VBTT trong dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung và trong giờ học đọc hiểu VB nói riêng luôn là một vấn đề vừa có giá trị khoa học vừa mang ý nghĩa thực tiễn. Vừa phù hợp với những cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa nhân văn. Đặc biệt, dạy học đọc hiểu VBTT cho học sinh dân tộc Mông trong bộ môn Ngữ văn ở trường THCS còn có ý nghĩa mang tính chiến lược dân tộc khi nó chính là quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc, phát triển văn hóa giáo dục đặc biệt nói chung, người dân tộc Mông nói riêng.

Tác giả luận án đã nghiên cứu, tham khảo, khảo sát những công trình nghiên cứu về dạy học đọc hiểu VBTT trong môn Ngữ văn cả trên thế giới và ở Việt Nam nhằm nắm được tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Từ đó, đánh giá những vấn đề nghiên cứu, những vấn đề còn bỏ ngỏ hay những vấn đề cần trao đổi thêm để xác lập những điểm kế thừa và những điểm đóng góp của luận án.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Lê A – Nguyễn Quang Ninh – Bùi Minh Toán (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB GD, H.1996.

Lê Kim Anh (2013), Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 96, tháng 9/2013

Benjamin Bloom (1995), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục - Lĩnh vực nhận thức, NXB Giáo dục

Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, NXB Giáo dục

Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Mục (2015), Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh,Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 117, tháng 6/2015

4.2 Tiếng Anh

Barbara Moss (2004). “Teaching Expository Text Structures through Informational Trade Book Retellings”. The Reading Teacher, 57, No.8 (05/2004), tr. 710 – 718.

Beth Maloch & Randy Bomer (2013). “Informational Texts and the Common Core Standards: What are we talking about, anyway?”. Languague Arts, 90, No.3 (01/2013), tr. 205 – 213.

California State Board of Education (2013), Common Core State Standards for English Language Arts, Literacy in History/Social Studies, Science, and Technical Subjects for California Public Schools Kindergarten Through Grade Twelve (lấy từ http://www.cde.ca.gov)

Common Core State Standards Initiative (2010), Common core state standards for English language arts and literacy in history/social studies, science, and technical subjects (lấy từ http://corestandards .org/assets/CCSSI_ELA%20Standards.pdf )

Culler, Jonathan (2000), Literary Theory: A Very Short Introduction, Oxford University Press (lấy từ http://www.oupcanada.com/catalog/9780199691340.html)

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM