Luận án TS: Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT

Luận án Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 – 1975) ở trường THPT tập trung thiết kế hệ thống sơ đồ kiến thức và đề xuất các biện pháp vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 1975) ở trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

Luận án TS: Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển khoa học việc chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học là một hướng đi mới có nhiều triển vọng. Sơ đồ đã và đang là phương tiện dạy học tối ưu của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng phần lớn giáo viên mới sử dụng sơ đồ như một phương tiện trực quan nhằm hỗ trợ cho quá trình giảng dạy chứ chưa sử dụng như một phương pháp dạy học tích cực. Đặc biệt, quá trình thiết kế và sử dụng sơ đồ chủ yếu theo hướng một chiều, GV là người xây dựng và sử dụng các loại sơ đồ theo kinh nghiệm của cá nhân, học sinh chỉ là đối tượng tiếp nhận các dạng mô hình sơ đồ một cách thụ động. Bên cạnh đó, việc sử dụng sơ đồ của giáo viên trong dạy học chưa theo một nguyên tắc nhất định nên chưa phát huy tối đa tính tích cực, chủ động nên các kỹ năng thiết kế, đọc hiểu và kỹ năng sử dụng sơ đồ của học sinh chưa thành thạo trong quá trình học tập ở trường phổ thông. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 ở trường THPT là nội dung trọng tâm với nhiều biến cố và sự kiện quan trọng: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930; Cách mạng tháng Tám thành công dẫn đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945); Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954); Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi trong niềm vui hân hoan của mùa Xuân năm 1975. Với bốn thời kì lịch sử, lượng kiến thức dài, nhiều sự kiện học sinh khó học, khó nhớ, đây là thách thức đối với GV và HS. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức để giảng dạy phần này, góp phần hạn chế những khó khăn trong nhận thức của học sinh, đồng thời giúp học sinh khái quát được những nội dung kiến thức cơ bản theo hệ thống, đặc biệt có thể so sánh, đối chiếu nội dung kiến thức trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta qua các sự kiện quan trọng được diễn tả dưới dạng sơ đồ.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu về lí luận sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường THPT.

- Khảo sát, điều tra thực tiễn việc dạy học lịch sử nói chung và việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng.

- Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa lịch sử Việt Nam (1919-1975) ở trường THPT nhằm xác định những nội dung cơ bản để thiết kế sơ đồ hóa kiến thức, đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 1975) ở trường THPT.

- Tiến hành soạn giáo án và thực nghiệm sư phạm (từng phần và toàn phần) để đánh giá, kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp khi sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học phần lịch sử Việt Nam (1919-1975) ở trường THPT. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình thiết kế và sử dụng sơ đồ hóa kiến thức, trong đó tập trung vào quy trình thiết kế và đề xuất các biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về lí luận và phạm vi kiến thức vận dụng: Đề tài tập trung nghiên cứu các tài liệu về sơ đồ, phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong DHLS nói riêng; đề xuất các biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học bài nội khóa qua bốn thời kì của lịch sử Việt Nam (1919 -1975) ở trường THPT.

- Về địa bàn điều tra và thực nghiệm sư phạm: Điều tra, khảo sát được tiến hành ở nhiều trường trường THPT trong cả nước , nhưng tập trung chủ yếu ở các trường THPT thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 10 trường THPT thuộc 4 tỉnh vùng Tây Bắc (Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La). 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng tập trung vào 4 nhóm phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp điều tra, khảo sát

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

1.5 Đóng góp của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần:

- Khẳng định tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

- Phác họa được bức tranh về thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung, việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử nói riêng.

- Xây dựng quy trình và thiết kế được hệ thống sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919-1975) ở trường THPT.

- Đề xuất các biện pháp vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919-1975) ở trường THPT.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những nghiên cứu về lí thuyết sơ đồ và ứng dụng lý thuyết sơ đồ trong dạy học

Những nghiên cứu và ứng dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử

Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các tài liệu đã công bố và những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục giải quyết

2.2 Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông: Lí luận và thực tiễn

 Cơ sở lí luận

Cơ sở thực tiễn

2.3 Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 1975) ở trường THPT

Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam (1919 – 1975) ở trường THPT

Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế và sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Hướng dẫn thiết kế sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 1975) ở trường THPT

Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919-1975) ở trường THPT

2.4 Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919-1975) ở trường THPT. Thực nghiệm sư phạm

Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 1975) ở trường THPT

Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 -1975) ở trường THPT

Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 1975) ở trường THPT

Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 -1975) ở trường THPT

Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để phát triển kĩ năng tự học lịch sử ở nhà cho học sinh

Thực nghiệm sư phạm

3. Kết luận

Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức là phương pháp dạy học theo hướng hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng giáo viên không nên tuyệt đối hóa, áp dụng cứng nhắc thiếu linh hoạt mà nên kết hợp nhuần nhuẫn, linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau và vận dụng phương pháp này vào những hình huống dạy học cụ thể. Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975. Dựa vào cấu trúc của bài học, chúng tôi xác định các biện pháp: sử dụng sơ đồ kiến thức để tổ chức hiệu quả hoạt động khởi động; sử dụng sơ đồ kiến thức để tổ chức hiệu quả hoạt động động hình thành kiến thức cho học sinh; sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động củng cố, ôn tập cho học sinh; sử dụng sơ đồ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; sử dụng sơ đồ để phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học sinh. Những biện pháp được đề xuất được tiến hành, đánh giá qua hoạt động thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần. Kết quả TN sư phạm khẳng định tính khả thi của những biện pháp chúng tôi đã đề xuất và là minh chứng quan trọng để chứng minh tính đúng đắn của những giả thuyết đề tài luận án đã đặt ra.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bạch Thị Lan Anh (2013), Giới thiệu phương pháp dạy học sơ đồ, Websibe trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương. http://www.spnttw.edu.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=2290&sitepageid=666.

Hoàng Việt Anh (1991), Thực nghiệm phương pháp sơ đồ hóa trong giảng dạy Địa lý phổ thông cơ sở, Nghiên cứu giáo dục, Số 9, tr22-23.

Nguyễn Như An (1990), Phương pháp dạy học giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Lê Khánh Bằng (1993), Một số vấn đề nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học ở đại học, Viện nghiên cứu đại học và GDCN, Hà Nội. 

Nguyễn Thị Thế Bình (2012), Phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 292, tr 34-37.

4.2 Tiếng Anh

Alves A.R. (2008), Process writing, MA Applied Linguistics, Module 5 Assignment, University of Birmingham, The United Kingdom.

Jana Kirchner (Author), Andrew McMichael (Author) (2015), Inquiry-Based Lessons in U.S History: Decoding the Past Paperback, United States of America, Publisher by Prufrock Press.

Katherine S.McKnight, 2010. The Teacher’s Big Book of Graphic Organizers: 100 Reproducible Organizers that Help Kids with Reading, Writing, and the Content Areas Paperback, San Francisco, Publisher by Jossey-Bass a Wiley imprint.

Sam Wineburg (Author), Daisy Martin (Author), Chauncey Monte-Sano (Author) (2012), Reading Like a Historian: Teaching Literacy in Middle and High School History Classrooms, New York, Publisher by Teachers College Press.

Wicoff J (1991), Mindmapping: Your Personal Guide to Exploring Creativity and Problem-solving, Berkley Publishing Group, New York, The United States of America

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục trên ---

  • Tham khảo thêm

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM