Luận án TS: Phát triển năng lực dạy học môn Toán bằng tiếng Anh cho giáo viên Toán Trung học phổ thông

Luận án Phát triển năng lực dạy học môn Toán bằng tiếng Anh cho giáo viên Toán Trung học phổ thông được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất được những thành tố của năng lực dạy học MTBTA của GV Toán THPT và đề xuất được những biện pháp phát triển những thành tố đó cho GV Toán THPT, đáp ứng nhu cầu hội nhập của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Luận án TS: Phát triển năng lực dạy học môn Toán bằng tiếng Anh cho giáo viên Toán Trung học phổ thông

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong các môn học được quan tâm đầu tư dạy học bằng tiếng Anh thì môn Toán được quan tâm nghiên cứu để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hiện nay. Việc dạy học Toán cho người sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh trong học tập là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu không chỉ ở những nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức mà còn các nước mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Ở những nước nói tiếng Anh như nước Mỹ, trong một lớp đa ngôn ngữ xuất hiện vấn đề là làm sao để các HS không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ có thể tham gia đầy đủ và hiệu quả vào các HĐ Toán học với các HS còn lại (những người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ). Ở những nước mà tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai như Malai-xi-a, việc dạy học MTBTA được nghiên cứu và đã có những kinh nghiệm nhất định. Với các nước mà tiếng Anh là ngoại ngữ như Hàn Quốc, các chương tình dạy học thích hợp nội dung môn học và ngoại ngữ có mục đích kép là thúc đẩy cả sự thành thạo tiếng Anh lẫn việc học kiến thức môn học, trong đó có Toán học. Ở trường hợp thứ ba này tính hiệu quả của việc phân phối kiến thức môn học với việc sử dụng tiếng Anh làm phương tiện dạy học cũng được quan tâm nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng GV dạy học MTBTA

Thực tiễn bồi dưỡng GV dạy học MTBTA ở Việt Nam trong thời gian qua

Năng lực GV dạy học MTBTA

Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học MTBTA

Biện pháp khả thi và hiệu quả để phát triển năng lực dạy học MTBTA cho GV Toán THPT

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: năng lực dạy học MTBTA của GV Toán THPT.

Phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu vận dụng các biện pháp phát triển năng lực dạy học MTBTA theo con đường tự học, tự bồi dưỡng cho những người có bằng cử nhân Toán và tiếng Anh B1 giới hạn trong những nội dung môn Toán ở trường THPT Việt Nam hiện hành.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong luận án là:

Phương pháp nghiên cứu lí luận 

Phương pháp điều tra - quan sát

Phương pháp nghiên cứu trường hợp 

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

1.5 Đóng góp của luận án

- Những biện pháp phát triển năng lực dạy học cho GV dạy học MTBTA vừa giúp cho GV tự học vừa giúp đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch đội ngũ GV này.

- Cuốn “Sổ tay Toán tiếng Anh” gồm hai tập, là sản phẩm của luận án, kèm theo luận án, có thể sử dụng được ngay.

- Luận án là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các GV và sinh viên ngành Sư phạm Toán có năng lực tiếng Anh mong muốn dạy học MTBTA ở Việt Nam.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực dạy học MTBTA cho GV Toán THPT

Lịch sử nghiên cứu về dạy học môn học bằng ngoại ngữ nói chung, dạy học môn Toán bằng tiếng Anh nói riêng

Một số cách tiếp cận về dạy học môn Toán bằng tiếng Anh

Năng lực dạy học môn Toán bằng tiếng Anh

Một số thực tiễn về việc phát triển năng lực dạy học môn Toán bằng tiếng Anh cho giáo viên Toán Trung học phổ thông

2.2 Biện pháp phát triển năng lực dạy học MTBTA theo hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ

Nhóm biện pháp 1: Nhóm biện pháp phát triển năng lực tự học tiếng Anh chuyên ngành Toán và tiếng Anh giao tiếp cho giáo viên và phương pháp phát triển năng lực này cho học sinh

Nhóm biện pháp 2: Nhóm biện pháp về phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực kiến tạo và tổ chức các hoạt động học tập, năng lực xây dựng môi trường học tập cho giáo viên dạy học môn Toán bằng tiếng Anh

Nhóm biện pháp 3: Nhóm biện pháp về phát triển năng lực đánh giá kết quả dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích và tổ chức thực nghiệm sư phạm

Tổ chức và nội dung thực nghiệm sư phạm

Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3. Kết luận

Luận án đã thu được những kết quả chính sau đây:

- Tổng quan tình hình và những kết quả nghiên cứu về dạy học môn học (nói chung) bằng tiếng Anh, dạy học MTBTA nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc dạy học môn học (nói chung) bằng một thứ tiếng nước ngoài đã xuất hiện từ rất sớm, nhưng chỉ từ khi xuất hiện phương pháp dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL, năm 1994) việc dạy học MTBTA ở nhiều nước đã trở nên có cơ sở lí luận hơn và có hiệu quả hơn.

- Nghiên cứu thực tiễn từ những nước sử dụng cách tiếp cận CLIL cho thấy: Việc dạy học một/ một số môn học bằng tiếng Anh ở trường phổ thông đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng, nhất là trong thời đại thế giới phẳng và công nghệ 4.0 hiện nay và để dạy học MTBTA hiệu quả, cần phải tích hợp một cách nhuần nhuyễn nội dung và ngôn ngữ. Chính vì thế phương hướng dạy học MTBTA ở Việt Nam theo cách tiếp cận CLIL là đúng đắn và phù hợp.

- Trên cơ sở xác định rõ đặc điểm MTBTA, chúng tôi đã đề xuất một khung năng lực GV dạy học MTBTA, dựa trên bốn thành tố và các tiêu chí cụ thể về mỗi thành tố đó. Khung năng lực này sẽ hỗ trợ cho việc khảo sát thực tiễn năng lực GV dạy học MTBTA, định hướng cho việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học MTBTA cho GV ở trường phổ thông và làm cơ sở để đánh giá sự phát triển năng lực đó của GV.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nguyễn Quang Ẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2013), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Văn Cường (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục THPT: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh THPT, Tài liệu sản phẩm dự án của nhóm chuyên gia phương pháp dạy học.

Nguyễn Mậu Đức (2014), Rèn luyện một số kĩ năng dạy học cho sinh viên Sư phạm Hóa học thông qua dạy học vi mô, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tập 129, Số 15/ 2014.

Lê Thị Mỹ Dung, Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

Agustín-Llach, M.P., Alonso, A.C. (2014), Vocabulary growth in young CLIL and traditional EFL learners: evidence from research and implications for education, International Journal of Applied Linguistics.

Baetens Beardsmore H. (1999), Consolidating experience in plurilingual education. In Marsh D. & Marsland B. (Eds.), CLIL Initiatives for the Millennium, pp.24 – 30, University of Jyväskylä: Continuing Education Centre.

Cammarata, L. (2009), Negotitating curricular transitions: Foreign language teachers’ learning experience with content-based instruction, The Canadian Modern Language Review/La Revue canadienne des la langues vivantes 65(4), pp. 559 – 585.

Dalton-Puffer, C. (2006), Outcomes and processes in Content and Language Integrated Learning (CLIL): current research from Europe. In Werner Delanoy and Laurenz Volkmann (eds), Future Perspectives for English Language Teaching Heidelberg, Germany: Carl Winter.

Goh (2002), Managing effective knowledge transfer: an integrative framework and some practice implications, Journal of Knowledge Management (2002); 6, 1; ABI/INFORM.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục trên ---

  • Tham khảo thêm

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM