Hội chứng nghiện giật tóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh nhân buộc phải thường xuyên bứt lông hay tóc khỏi các vùng như da đầu, lông mày và lông mi của họ. Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng nghiện giật tóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng nghiện giật tóc là  bệnh gì?

Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh nhân buộc phải thường xuyên bứt lông hay tóc khỏi các vùng như da đầu, lông mày và lông mi của họ.

Mặc dù, người mắc chứng bệnh này biết hậu quả, nhưng họ vẫn không thể kiềm chế bản thân. Khi cảm thấy chán nản, người bệnh sẽ giật tóc để làm dịu bản thân. Kết quả là, người bệnh bị hói và tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như khả năng làm việc của họ.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh  hội chứng nghiện giật tóc là gì?

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Liên tục giật tóc khỏi da đầu, giật lông mày, lông mi và các bộ phận khác của cơ thể; Bạn không thể ngăn bản thân mình giật tóc; Bạn cảm thấy vui và thoải mái hơn sau khi giật tóc; Tóc ngắn lại, mỏng hơn, xuất hiện vùng hói trên da đầu hoặc các khu vực khác của cơ thể, bao gồm cả lông mi thưa hoặc thiếu lông mày; Bạn bị stress hoặc các vấn đề về tinh thần trong công việc hay cuộc sống do giật tóc; Bạn thấy những vùng da trọc tại chỗ tóc bị giật; Bạn thấy mình có một số hành vi kỳ lạ như kiểm tra các chân tóc, xoay tóc, kẹp tóc giữa các kẽ răng, nhai tóc hoặc ăn tóc.

Hầu hết, người nghiện giật tóc cũng hay kéo da, cắn móng tay hoặc cắn môi. Đôi khi, bạn có thể giật lông vật nuôi, búp bê hoặc từ các vật liệu xốp như quần áo hoặc chăn, đây cũng là dấu hiệu bệnh. Hầu hết, những người mắc bệnh này chỉ giật tóc khi ở một mình và thường không để cho người khác biết mình mắc bệnh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu hay giật tóc vô thức hoặc nếu bạn để ý thấy con mình có các dấu hiệu đó. Bằng cách quan sát hành vi của mình và kiểm tra những khu vực mất tóc, bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nghiện giật tóc ví dụ như nhiễm trùng da.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây re bệnh hội chứng rối loạn giật tóc?

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra bệnh. Một số chuyên gia cho rằng giật tóc là một dạng nghiện. Nếu bạn cảm thấy tốt khi giật tóc, điều này có thể dần dần trở thành một thói quen. Hội chứng nghiện giật tóc cũng có thể là dấu hiệu phản ánh các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Theo các nghiên cứu tâm lý, giật tóc là cách làm giảm căng thẳng hoặc lo âu. Trong một số trường hợp, bệnh này  cũng có thể là dạng tự làm đau bản thân, bạn cố tình làm bản thân bị thương như là cách để thoát khỏi cảm xúc đau buồn và tạm thời làm bản thân vui.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh hội chứng nghiện giật tóc?

Hội chứng nghiện giật tóc là bệnh hiếm gặp và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiện, bệnh đang ngày càng phổ biến hơn. Theo kết quả nghiên cứu được ở Mỹ, từ 1- 2% sinh viên tham gia khảo sát đã từng hoặc đang mắc chứng bệnh này. Đối với trẻ em, tỉ lệ mắc bệnh giữa bé gái và trai là như nhau. Tuy nhiên, ở người trưởng thành, nữ giới lại mắc bệnh cao hơn. Bạn có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo với ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yều tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hội chứng nghiện giật tóc ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng nghiện giật tóc như:

Bệnh sử gia đình: di truyền có vai trò trong tiến triển bệnh và có thể xảy ra ở những người có người thân mắc rối loạn này; Tuổi tác: chứng nghiện giật tóc thường gặp ở bệnh nhân trước hoặc trong độ tuổi dậy thì, thường là khoảng 11-13 tuổi và có thể trở thành vấn đề kéo dài. Trẻ sơ sinh cũng có thể dễ bị bệnh, nhưng thường nhẹ và có thể tự khỏi mà không cần điều trị; Những cảm xúc tiêu cực: với nhiều người, giật kéo tóc là để đối phó với những cảm xúc tiêu cực hoặc không thoải mái, chẳng hạn như stress, lo âu, căng thẳng, cô đơn, mệt mỏi hay thất vọng; Tự cảm giác tích cực: bạn thấy việc giật tóc giúp mình cảm thấy thỏa mãn và tốt hơn. Kết quả là, bạn tiếp tục giật tóc để duy trì những cảm xúc tích cực đó; Rối loạn khác: bệnh nhân cũng có thể mắc các rối loạn khác, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hội chứng nghiện giật tóc ?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách:

Kiểm tra lượng tóc bạn bị mất đi; Thảo luận về tình trạng rụng tóc và có thể giúp bạn điền vào bảng câu hỏi; Loại bỏ các nguyên nhân giật tóc hoặc rụng tóc thông qua các xét nghiệm lâm sàng.

Theo tổ chức từ thiện dành cho những người bị rối loạn lo âu,  tiêu chuẩn để chẩn đoán chứng nghiện giật tóc bao gồm:

Xuất hiện hành vi giật lông, tóc trên cơ thể đi kèm với thôi thúc hoặc cảm giác căng thẳng trước khi làm; Giật tóc mang lại sự hài lòng và nhẹ nhõm; Có cảm giác bớt “ngứa” khi vừa giật tóc; Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi với công việc và xã hội.

Những phương pháp nào dùng để điểu trị bệnh hội chứng nghiện rụng tóc?

Một số người mắc bệnh nhẹ có thể kiểm soát được. Đối với những số khác, họ không thể kiềm chế được những ham muốn kéo giật tóc . Một số phương pháp điều trị đã giúp nhiều bệnh nhân giảm giật tóc và có thể khỏi hoàn toàn.

Liệu pháp tâm lý thay đổi hành vi giật tóc là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh này. Với phương pháp này, trước hết bệnh nhân sẽ học cách xác định thời gian cụ thể và địa điểm họ muốn giật tóc. Họ cũng sẽ học cách thư giãn và tham gia một số hoạt động để giúp giảm bớt căng thẳng khi có ham muốn giật tóc. Bạn có thể kết hợp các bài tập này với các bài hỗ trợ cảm xúc.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc (các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) dùng trong điều trị sức khỏe tâm lý khác như trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) để điều trị chứng nghiện giật tóc.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hội chứng nghiện giật tóc?

Triệu chứng của bệnh là tự phát và không có cách nào có thể ngăn chặn chứng bệnh này. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra các hành vi tiềm năng và điều trị bệnh ngay khi có các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cần học cách quản lý căng thẳng để giúp tránh tình trạng nghiện giật tóc về sau.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về hội chứng nghiện giật tóc sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM