Bệnh rối loạn giấc ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng nằm mơ gặp ác mộng, điều đó hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp ác mộng thường xuyên đến mức bạn sợ phải đi ngủ hoặc phải thức giấc nhiều lần trong đêm nếu mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Bệnh rối loạn giấc ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng nằm mơ gặp ác mộng, điều đó hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp ác mộng thường xuyên đến mức bạn sợ phải đi ngủ hoặc phải thức giấc nhiều lần trong đêm nếu mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Ác mộng liên quan đến những nguy hiểm tự nhiên khiến bạn sợ hãi trong lúc mơ hoặc cũng có thể là những đau khổ hay cảm xúc tiêu cực.

2. Triệu chứng thường gặp

Ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn mắt di chuyển nhanh (REM) của giấc ngủ. Khi bạn tỉnh giấc, bạn có thể nhớ được những chi tiết của cơn ác mộng khá rõ ràng. Những triệu chứng thường gặp của rối loạn giấc ngủ là:

  • Bạn cảm thấy giấc mơ rất thật và đáng sợ;
  • Bạn mơ thấy những mối nguy hiểm khiến bạn bị đe dọa;
  • Giấc mơ khiến bạn tỉnh giấc và ngăn không cho bạn ngủ tiếp;
  • Khi thức giấc bạn cảm thấy lo âu, sợ hãi, cảm thấy bị khủng bố, giận dữ, xấu hổ hoặc căm thù;
  • Bạn vã mồ hôi hoặc tim đập nhanh, nhưng không thể ra khỏi giường;
  • Bạn có thể suy nghĩ tỉnh táo và nhớ rõ các chi tiết cụ thể của giấc mơ;
  • Giấc mơ xảy ra gần cuối của giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn tới những khó khăn trong học tập, công việc hoặc những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như lái xe và khả năng tập trung. Bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bạn trong cuộc sống hàng ngày Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

  • Ác mộng xảy ra thường xuyên và dai dẳng nhiều lần;
  • Ác mộng hay làm gián đoạn giấc ngủ;
  • Bạn sợ phải đi ngủ;
  • Ác mộng ảnh hưởng đến hành vi lúc ban ngày.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm:

  • Stress: có thể do học tập và công việc, nhưng bệnh có thể còn nặng hơn khi bạn đang phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc đời;
  • Chấn thương: ác mộng thường xảy ra sau tai nạn, chấn thương hoặc các tổn thương khác. Ác mộng là triệu chứng nổi bật của rối loạn căng thẳng sau chấn thương;
  • Thiếu ngủ: nếu bạn ngủ không đủ giấc, bạn có thể gặp những cơn ác mộng tồi tệ hơn;
  • Sử dụng thuốc: một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, bao gồm: một vài loại thuốc giảm trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, thuốc phong bế beta, các loại thuốc điều trị hội chứng Parkinson hoặc thuốc hỗ trợ cai thuốc lá. Đôi khi, cai thuốc có thể dẫn đến ác mộng;
  • Sách hoặc phim kinh dị: đọc các loại sách hoặc xem phim kinh dị, đặc biệt là trước khi đi ngủ có thể gây ra ác mộng;
  • Một số rối loạn khác: một số tình trạng sức khỏe, rối loạn sức khỏe tâm lý cũng như các rối loạn giấc ngủ khác có thể kéo theo ác mộng.

4. Nguy cơ mắc phải

Rối loạn giấc ngủ là bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến trẻ em hoặc người lớn tuổi, nhưng nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn. Có đến 50% trẻ nhỏ gặp những cơn ác mộng nghiêm trọng làm bố mẹ phải thức giấc và 50 – 85% người trưởng thành thường xuyên gặp ác mộng. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Có nhiều yếu tố  làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, bao gồm:

  • Các dạng rối loạn giấc ngủ khác;
  • Một số tình trạng sức khỏe;
  • Sử dụng thuốc;
  • Rối loạn sức khỏe tâm lý như trầm cảm, lo âu hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương;
  • Lạm dụng chất gây nghiện.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ?

Bạn có thể tự chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ nếu gặp các triệu chứng trên hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn với những ý kiến chuyên môn và điều trị. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về những giấc mơ và mức độ xuất hiện của chúng,ví dụ như khi nào những giấc mơ này bắt đầu và bạn cảm thấy như thế nào?.

Hãy nhớ nói với bác sĩ nếu bạn đang mắc những rối loạn giấc ngủ khác hoặc đang sử dụng bất kì loại thuốc nào mà có thể dẫn đến ác mộng.

Bác sĩ cũng yêu cầu bạn viết nhật kí giấc mơ để xác định nguyên nhân gây ra bệnh và cách để điều trị đúng. Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sâu xa, bác sĩ sẽ nghiên cứu giấc ngủ của bạn trong phòng thí nghiệm. Trong thí nghiệm này, bạn sẽ được kết nối với màn ngủ để ghi lại những dấu hiệu quan trọng trong khi ngủ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ?

Phần lớn các trường hợp, các chuyên gia sẽ giúp bạn để có thể ngủ lại bình thường. Một số phương pháp để điều trị bệnh, bao gồm:

  • Hướng dẫn y học: một liệu pháp giúp bạn xác định suy nghĩ và cảm xúc để chỉ ra những nguyên nhân gây ác mộng;
  • Hệ thống desensitization: phương pháp này giúp mặt bạn phản ánh cảm xúc dễ dàng hơn;
  • Kiểm soát căng thẳng: kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống bằng liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn giảm những cơn ác mộng;
  • Sử dụng thuốc: đây là cách không thường dùng trong điều trị ác mộng, những vẫn có thể được gợi ý nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:

Tập thói quen ngủ đúng giờ vào mỗi tối và thức dậy đúng giờ vào mỗi buổi sáng. Bạn hãy cố gắng không ngủ ngày vì điều này có thể khiến bạn mất ngủ vào buổi tối; Hạn chế đồ uống chứa chất caffeine, nicotine và alcohol vào cuối ngày. Caffeine và nicotine là chất kích thích kéo dài sự tỉnh táo của bạn và khiến bạn mất ngủ. Chất alcohol gây ra việc thức đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn; Thường xuyên tập thể dục nhưng hãy cố gắng không tập thể dục gần thời gian đi ngủ vì nó kích thích cơ thể và khiến bạn khó ngủ. Các chuyên gia gợi ý bạn nên tập thể dục ít nhất ba đến bốn giờ trước giờ chuẩn bị đi ngủ; Không nên ăn nhiều vào cuối ngày; Tạo cho phòng ngủ cảm giác thoải mái khi ngủ. Bạn nên giữ phòng thật tối, yên tĩnh, không quá ấm hay quá lạnh. Nếu bạn không thể khắc phục vấn đề về ánh sáng thì hãy thử che mắt khi đi ngủ. Nếu không gian xung quanh khi ngủ quá ồn ào, bạn có thể dùng tai nghe hoặc quạt để ngăn cản tiếng ồn ảnh hưởng tới bạn; Thực hiện một thói quen giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc, hay đi tắm cũng giúp giấc ngủ sâu và dễ dàng hơn; Tránh dùng điện thoại, đọc sách điện tử hay những thứ chiếu sáng trước khi đi ngủ bởi việc này có thể khiến bạn khó ngủ hơn; Nên ngủ trên giường, vừa thoải mái lại không gây ra các vấn đề về cột sống; Nếu bạn khó ngủ hoặc không cảm thấy buồn ngủ, hãy dậy đọc sách hoặc làm gì đó không gây khích thích thần kinh nhiều cho đến khi bạn buồn ngủ; Nếu bạn khó ngủ vì đang lo lắng về một số thứ, hãy thử làm một danh sách việc cần làm trước khi đi ngủ. Điều đó có thể giúp bạn tránh tập trung vào các lo lắng đó qua đêm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Rối loạn giấc ngủ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM