Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất

Đặt cọc là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất

1. Đặt cọc mua bán nhà đất là gì? 

Đặt cọc là một trong các biện pháp đảm bảo được quy định tại khoản 1 điều 318 bộ luật dân sự. Đặt cọc là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc một số tiền khi chưa có hợp đồng mua bán làm phát sinh những băn khoăn, lo lắng cho người mua.

Tuy nhiên theo các chuyên gia bất động sản cũng như những người đã từng thực hiện hợp đồng thì đây là điều hết sức bình thường. Điều này không đồng nghĩa với việc chiếm dụng vốn. Bởi khoản tiền này được hai bên ký một hợp đồng trong đó có những điều khoản quy định rất cụ thể, khách hàng và chủ đầu tư đều đồng ý với những điều khoản đó và đã ký kết với nhau nên không đáng lo ngại.

2. Quy định về đặt cọc mua bán nhà đất

Việc thanh toán trong giao dịch mua bán nhà đất thường không được tiến hành trong một lần duy nhất. Người mua sẽ đặt cọc trước cho người bán một khoản tiền. Và chờ hoàn tất các thủ tục mua bán.

Về pháp lý, việc đặt cọc cũng được quy định rõ trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc trong một thời hạn xác định để đảm bảo giao kết hợp đồng.

Nếu hết thời hạn mà bên đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng, tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại, khi bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì phải trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ khi có thỏa thuận khác).

3. Nội dung hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất bao gồm các nội dung chính như sau:

  • Thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
  • Đối tượng hợp đồng: chính là tài sản đặt cọc, thường là số tiền cụ thể được viết bằng chữ và bằng số. Cần nêu rõ số tiền này đặt cọc nhằm mục đích chuyển nhượng toàn bộ thửa đất số…., tờ bản đồ số,… và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ….. Ngoài ra cần liệt kê các thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất.
  • Giá chuyển nhượng. Kèm theo phương thức đặt cọc & thanh toán.
  • Các điều khoản về thỏa thuận trách nhiệm tiến hành thủ tục công chứng chuyển nhượng và đăng ký sang tên.
  • Thời hạn đặt cọc.
  • Nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí.
  • Xử lý tiền đặt cọc: theo thỏa thuận của hai bên nếu một trong hai bên từ chối chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên.

Lưu ý khi điền mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc

Khi điền mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc phải ghi đầy đủ, chính xác về thông tin cá nhân của người đặt cọc và người nhận tiền cọc trong hợp đồng. Thông tin về thửa đất cùng tài sản gắn liền với đất cũng phải điền chính xác về diện tích cùng loại đất và nguồn gốc thửa đất như nhà cửa, cây trồng, hoa màu...

Số tài sản, tiền giao nhận cọc phải ghi rõ ràng cùng đơn vị tính là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. Ngoài ra theo quy định của luật dân sự thì tài sản đặt cọc có thể sử dụng các loại kim loại quý, đá quý hoặc vật phẩm có giá trị khác như kim cương, vàng…

4. Khi nào thì hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất vô hiệu

Hợp đồng đặt cọc là một loại giao dịch dân sự phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong quy định Điều 117 sẽ được coi là có hiệu lực. Những điều kiện này gồm có:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự cùng năng lực hành vi dân sự, phù hợp với hoạt động giao dịch dân sự được thành lập.
  • Chủ thể phải tự nguyện tham gia vào giao dịch dân sự này.
  • Mục đích cùng nội dung của giao dịch dân sự phải tuân thủ không được vi phạm các điều cấm của pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội.

Như vậy nếu như thành lập hợp đồng mà không đáp ứng được các điều kiện về chủ thể, hình thức và nội dung. Hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu, không có hiệu lực.

5. Ưu điểm và rủi ro của đặt cọc mua bán nhà đất

5.1 Ưu điểm của đặt cọc mua bán nhà đất

Người mua cảm thấy yên tâm sẽ giữ và mua được thửa đất, căn nhà ưng ý, phù hợp.

Người bán cảm thấy yên tâm vì đã có người mua nhà, đất của mình và có thêm 1 khoản tiền mà chưa cần phải làm thủ tục sang tên.

Điều khoản phạt cọc (Khoản 2 Điều 328 nêu trên) giúp các bên cùng phải có trách nhiệm giữ lời hứa và chữ tín nếu không muốn bị phạt hoặc mất tiền cọc.

Người mua có thời gian chuẩn bị tiền nếu chưa đủ để thanh toán 1 lần.

Người bán có thời gian chuẩn bị dọn dẹp đồ đạc (nếu đang ở tại đó), thanh lý Hợp đồng thuê nhà (nếu đang cho thuê), giải quyết các việc cần thiết khác để bàn giao nhà, sổ đỏ và các giấy tờ cho bên mua.

5.2 Rủi ro của đặt cọc mua bán nhà đất

Nếu số tiền đặt cọc hoặc số tiền phạt cọc quá ít so với giá trị nhà đất mua bán, thì bên bán rất dễ vi phạm hợp đồng nếu có người mua khác trả giá cao hơn.

Nếu số tiền đặt cọc hoặc số tiền phạt cọc quá nhiều so với giá trị nhà đất mua bán, sau khi đặt cọc vì lý do nào đó bên bán không muốn bán hoặc không bán được nữa thì việc bên mua đòi lại tiền cọc và tiền phạt cọc (nếu có) trong trường hợp này có thể sẽ không dễ dàng.

Nếu thời gian đặt cọc quá dài, bên bán sẽ bị thiệt nếu nhà đất tăng giá, bên mua sẽ bị thiệt nếu bên bán trong thời gian đó mang sổ đỏ đi thế chấp vay ngân hàng, hoặc tham gia vào 1 giao dịch khác ngắn hạn và không may đến thời điểm mua bán thì không lấy sổ đỏ gốc về được.

Nếu không may phải hoàn trả tiền cọc hoặc phạt cọc, mà hai bên không thương lượng được thì có thể sẽ dẫn đến tranh chấp thậm chí khiếu kiện để giải quyết. Việc này vừa mất thời gian, công sức, tiền bạc của các bên mà nhà đất lại bị đóng băng, ngăn chặn không thể giao dịch được do có tranh chấp.

Người bán có thể cùng lúc bán cho nhiều người mua trong thời gian đặt cọc mà người mua không hề biết.

6. Lưu ý quan trọng khi đặt cọc mua bán nhà đất

Trước khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Trước khi ký kết hợp đồng đặt cọc, người mua nhà cần làm rõ các vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho mình:

  • Tính hợp pháp của thửa đất: Cần xét rõ thửa đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Ngoài ra, thửa đất có đang bị tranh chấp không cũng là điều quan trọng cần xác minh. Tiếp đế là việc xem xét thửa đất có đang bị cầm cố, thế chấp trong một giao dịch nào khác hay không? Tùy theo mục đích sử dụng đất mà người mua cũng cần xác minh thửa đất thuộc loại nào.
  • Xác minh chủ sở hữu hợp pháp của thửa đất: Xác minh xem thửa đất thuộc sở hữu cá nhân hay đồng sở hữu. Và chủ sở hữu thửa đất cũng phải là người có đầy đủ trách nhiệm dân sự để ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

Khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Xác định chủ thể đại diện ký hợp đồng

  • Đầu tiên, cần xác định chủ thể sẽ đứng ra ký kết hợp đồng. Chủ thể có thể là người có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ tương đương khác.
  • Cần lưu ý khi ký kết hợp đồng với người được chủ sở hữu ủy quyền, bạn cần xem xét kỹ lưỡng trên giấy ủy quyền từ chủ sở hữu có đề cập đến giới hạn ủy quyền hay không. Tránh trường hợp người được ủy quyền vượt quá giới hạn ủy quyền để ký kết hợp đồng này. Giấy ủy quyền cũng phải được công chứng thì mới được xem là có giá trị pháp lý.

Xác định đối tượng đặt cọc

  • Tiếp theo hai bên cần chú ý đến đối tượng đặt cọc. Theo luật định, đối tượng đặt cọc ở đây có thể là một khoản tiền, kim khí hoặc đá quý, hay vật có giá trị khác.
  • Như vậy bên mua có thể dùng tiền, giấy tờ có giá, một vật nào đó cụ thể chứ không thể dùng “quyền tài sản” để đặt cọc. Riêng đối với tiền, bên mua chỉ có thể dùng tiền Việt Nam, không được dùng ngoại tệ để đặt cọc.
  • Đối tượng đặt cọc này phải thuộc sở hữu của bên mua (bên đặt cọc). Cũng cần xác minh rõ đây là tài sản được lưu thông dân sự cũng như có thể tính toán được giá trị.

Thỏa thuận mục đích đặt cọc

Thông thường, mục đích đặt cọc chính là đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Ở đây chính là đảm bảo việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên nếu không xác định rõ mục đích này trong hợp đồng đặt cọc thì khoản tiền đặt cọc cũng được coi là tiền trả trước.

Xác định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên

Theo nghị định 163/2006/NĐ-CP, bên nhận cọc có nghĩa vụ giữ gìn tài sản đặt cọc. Bên nhận cọc cũng không được khai thác, sử dụng tài sản đó nếu không được thỏa thuận trước. Bên nhận cọc còn bị ràng buộc không được thực hiện giao dịch với bên thứ ba khác với tài sản đặt cọc.

Để việc ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất diễn tra thuận lợi, các bên nên thỏa thuận trước những tình huống có thể xảy ra. Hợp đồng đặt cọc với đầy đủ các điều khoản pháp lý sẽ tránh được rủi ro cho cả hai bên. Giúp hai bên giao dịch mua bán nhanh chóng cũng như tiết kiệm công sức, chi phí.

7. Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất tham khảo

Mẫu 1:

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất (Mẫu 1)

Mẫu 2:

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất (Mẫu 2)

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất!

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM