Hợp đồng mua bán thực phẩm mới nhất

Hợp đồng mua bán thực phẩm là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thảo thuận giữa các bên, theo đó, bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu một số lượng thức ăn/thực phẩm xác định cho bên mua và bên mua sẽ trả tiền cho bên bán. Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng mua bán thực phẩm như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hợp đồng mua bán thực phẩm mới nhất

1. Hợp đồng mua bán thực phẩm là gì?

Hợp đồng mua bán thực phẩm là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thảo thuận giữa các bên, theo đó, bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu một số lượng thức ăn/thực phẩm xác định cho bên mua và bên mua sẽ trả tiền cho bên bán.

2. Các điều khoản trong hợp đồng mua bán thực phẩm

Như mọi loại hợp đồng khác, hợp đồng mua bán thực phẩm sẽ có phần mở đầu, căn cứ luật để đưa ra bản hợp đồng, thời gian, địa điểm. Tiếp đến là các bên tham gia trong bản hợp đồng (thường là bên A: bên bán thực phẩm. Bên B: bên mua thực phẩm). Rồi đến các điều khoản như sau:

Điều 1: Nội dung giao dịch: Phần này ghi rõ bên A cung cấp cho bên B những thực phẩm gì hoặc theo nhu cầu của bên B.

Điều 2: Giá cả: Phần này thống nhất rõ giá của từng loại thực phẩm là bao nhiêu

Điều 3: Chất lượng hàng hóa: Theo quy định của cục vệ sinh an toàn thực phẩm và thỏa thuận của 2 bên

Điều 4: Phương thức giao nhận: Ghi rõ giờ giao nhận, phương tiện vận chuyển, chi phí bên nào chịu,…

Điều 5: Đảm bảo về mặt chất lượng của thực phẩm: Bên A phải chịu trách nhiệm về chất lượng của thực phẩm.

Điều 6: Phương thức thanh toán: Quy định rõ tiền mặt hay chuyển khoản. Thời gian thanh toán là khi nào sau khi nhận thực phẩm.

Điều 7: Cam kết của 2 bên

Điều 8: Giải quyết tranh chấp

Điều 9: Các thỏa thuận khác (nếu có)

Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng

Cuối cùng, đại diện 2 bên ký tên và đóng dấu (nếu có)

3. Một số lưu ý khi ký hợp đồng mua bán thực phẩm

Đảm bảo chất lượng thực phẩm.

Hầu hết các bên giao dịch đều có thỏa thuận khá nhiều về điều kiện chất lượng hàng hóa, tuy nhiên các thỏa thuận này đều không phù hợp với pháp luật và ẩn chứa nhiều rủi ro tranh chấp. Nguyên nhân là do các bên không đối chiều với các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với từng loại hàng hóa/thực phẩm cụ thể. Ngoài ra tiêu chuẩn chất lượng nên lập thành phụ lục riêng, nêu rõ đặc điểm hàng hó về tên, số lượng, chất lượng, thành tiền, số hiệu, cấu tạo, thành phần, định lượng, ngày sản xuất, nơi sản xuất,…

Hủy hợp đồng do vi phạm giao hàng.

Giao hàng thiếu số lượng: bên bán phải giao tiếp phần còn thiếu theo yêu cầu của bên mua, mặt khác bên bán có thể phải chịu rủi ro khi bên mua có thể hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi giao hàng dư số lượng: bên mua có thể từ chối nhận số hàng như vậy bên bán sẽ chịu chi phí vận chuyển khi đưa hàng về.

Giao hàng không đồng bộ: bên bán phải thay thế số hàng không đồng bộ cho bên mua. Trường hợp bên bán đã nhận tiền hàng thì phải trả lãi đối với số tiền đã nhận trong thời gian giao hàng thay thế và phải chịu bồi thường thiệt hại nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng.

Giao hàng không đúng chủng loại: bên bán phải chịu rủi ro khi bên mua hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp hàng hóa  bao gồm nhiều chủng loại, bên  bán không giao đúng thỏa thuận mtj hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại hàng hóa đó.

Tranh chấp về thanh toán do không rõ quy định.

Bên bán thường chỉ quy định đơn giản là đưa ra giá, phương thức thanh toán là chuyển khổng hay tiền mặt, số lần thanh toán. Để tránh tranh chấp không đáng có, bên bán nên quy định nội dung này trong hợp đồng mua bán như:

Giá của từng loại thực phẩm, giá bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…

Phương thức thanh toán: số tài khoản ngân hàng giao dịch, phí chuyển khoản, lãi suất trả chậm,…

Trường hợp không có thỏa thuận về giá và phương thức thanh toán, BLDS 2015 quy định:

Biến động giá sẽ theo giá trị trường lại thời điểm thanh toán

Phương thức thanh toán đưuọc xac định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng ( thới điểm giao hàng, thời điểm bên mua xuất trình đầy đủ bộ hóa đơn chứng từ…)

Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan.

Các bên nêu rõ thời điểm chuyển giao chi phí giữa các bên trong quá trình giao hàng như: giao hàng cho công ty vận chuyển đầu tiên, hoặc khi hàng hóa được giao cho bên mua, … trong trường hợp không quy định, các bên phải chịu rỉu ro về việc xá định theo chi phí đã đưuọc công bố của cơ quan nhà nước hoặc tiêu chuẩn ngành nghề, hoặc tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.

Chuộc lại hàng đã bán.

Bên bán có thể thỏa thuận trong hợp đồng nếu có nhu cầu chuộc lại hàng hóa đã bán về thời hạn chuộc, giá chuộc lại, phương thức chuộc lại,…trong hợp đồng mà nội dung chưa rõ ràng, BLSD 2015 quy định:

Thời hạn chuộc không quá một năm đối với động sản và 5 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao dịch tài sản.

Trong thời hạn chuộc lại, bên bán đưuọc chuộc lại bất kỳ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua; bên mua không được bán cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với hàng hóa;

Giá chuộc lại là giá thị thượng tại thời điểm chuộc lại.

4. Hợp đồng mua bán thực phẩm tham khảo

Mẫu 1:

Hợp đồng mua bán thực phẩm - Mẫu 1

Mẫu 2: 

Hợp đồng mua bán thực phẩm - Mẫu 2

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng mua bán thực phẩm!

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM