Quy trình thực hiện đồ án kiến trúc

Đồ án kiến trúc là công đoạn mà bất kỳ học sinh của trường kiến trúc nào cũng đã từng trải qua và đã từng làm để được tốt nghiệp ra trường. Dưới đây là bài viết về Quy trình thực hiện đồ án kiến trúc mà eLib muốn chia sẻ đến bạn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Quy trình thực hiện đồ án kiến trúc

1. Đồ án kiến trúc là gì?

Đồ án kiến trúc chính là công trình nghiên cứu của các sinh viên đại học trường kiến trúc trong năm cuối đại học để có thể tốt nghiệp ra trường. Đồ án này cũng tương đương với luận văn tốt nghiệp, và sau khi bạn hoàn thành xong đồ ăn thì sẽ được nhà trường phát bằng Đại Học, tuy nhiên sẽ phải dựa vào kết quả mà tấm bằng đó có bằng đỏ, bằng xanh hay bằng vàng. Và nếu như bạn có thành tích xuất sắc thì cơ hội rất cao sẽ được nhà trường giữ lại để làm trợ giảng và tiếp tục học lên cao học.

2. Quy trình thực hiện đồ án kiến trúc

Có thể chia ra làm 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: báo cáo kế hoạch và nghiên cứu tổng thể

- Giới thiệu tổng quan về khu đất, các yêu cầu, đặc điểm của khu đất

- Các dữ liệu vi khí hậu tại khu đất thiết kế gồm khảo sát địa hình, ranh khu đất và mối liên hệ với khu vực xung quanh, công trình phụ và hạ tầng kỹ thuật, bản vẽ hiện trạng khu đất, hình chụp khu đất (yêu cầu có các hình chụp toàn cảnh), hiện trạng bề mặt thoát nước mưa, điều tra về thực vật tại khu đất, nét đặc trưng của khu đất (đá, sông, hồ….)

- Các yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, Các yêu cầu của chính quyền địa phương

- Yêu cầu về hệ thống kiểm soát môi trường

- Phác thảo các yêu cầu về qui mô và phân khu chức năng bao gồm các yêu cầu hay đề nghị về mối quan hệ giữa các hoạt động trong và ngoài khu đất.

Ghi chú và phác thảo các nghiên cứu về khu đất

Giai đoạn 2: Phát triển ý tưởng

- Phân tích khu đất thiết kế và lập các sơ đồ, biểu đồ các tác động đến khu đất xây dựng.

- Phân tích ý tưởng thiết kế và lập các sơ đồ, biểu đồ các tác động, ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởng và đề xuất về sơ đồ phân khu chức năng; hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại…

- Các nghiên cứu về ý tưởng thiết kế kiến trúc dựa vào các phân tích trên

Giai đoạn 3: Thể hiện ý tưởng thiết kế

Đây là giai đoạn hình thành phương án thiết kế, Sinh viên nghiên cứu kiến trúc, kết cấu, cách tổ chức không gian (hình thành các phương án mặt đứng và mặt cắt) của công trình cùng với việc sử dụng vật liệu xây dựng, tổ chức không gian nội và ngoại thất hài hòa với khu đất xây dựng. Sinh viên được khuyến khích trình bày những ý tưởng về phân khu chức năng, kết cấu, văn hóa, các vấn đề lịch sử có liên quan và điều kiện khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến công trình. Các thông số, dữ liệu, diện tích, chiều cao, VLXD….áp dụng trong nghiên cứu phải tuân thủ các qui định của tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch kiến trúc và yêu cầu của chính quyền địa phương. Yêu cầu các thành phần thể hiện trong gia đoạn này gồm:

- Mặt bằng tổng thể và mô hình.

- Mặt bằng các tầng.

- Các mặt cắt công trình.

- Các mặt đứng công trình.

- Phối cảnh nội và ngoại thất công trình.

- Sơ đồ hệ thống kết cấu.

Giai đoạn 4: Hoàn tất thiết kế

Ý tưởng thiết kế cuối cùng của đồ án là sự tập hợp thành quả nghiên cứu của 3 giai đoạn trước đây. Giai đoạn 4 của đồ án là sự kết hợp của kết quả nghiên cứu, kế hoạch làm việc, ý tưởng thiết kế và đưa ra sản phẩm thiết kế sau cùng. Sản phẩm thiết kế này được trình bày một cách chuyên nghiệp dưới dạng 2D và 3D sao cho hài hòa giữa mục tiêu, giải pháp đã phân tích ở 3 giai đoạn trên.

3. Cách viết đồ án kiến trúc tốt nhất

Về kích thước và định hướng

Theo lý thuyết thì hầu hết các bản đồ án đều sẽ được giới hạn kích thước bản vẽ cụ thể, khi đó bạn cần phải xác định được đồ án của mình sẽ được trình bày theo chiều nào, ngang hay dọc? quyết định xem sẽ chia thành nhiều bài nhỏ hay trong một tấm pano lớn, sẽ trình bày hết trong 1 tấm pano lớn hay trình bày theo các pano riêng biệt được sắp xếp theo thứ tự.

Về bố cục

Nếu như bạn trình bày các bản vẽ bằng tay thì có thể phác thảo trước bố cục này ở trên giấy a4, nên cố gắng tự ước lượng được chính xác không gian cần thiết cho mỗi bản vẽ hay khoảng trống xung quanh cần phải có.

Còn nếu như bạn trình bày một bản vẽ CAD thì bố cục sẽ dễ dàng hơn với các công cụ có sẵn như photoshop hay CAD Layout.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng hệ thống lưới để tổ chức các bản vẽ. Nên chọn 1 kích thước để làm đơn vị.

Về vị trí và phân vùng

Bạn có thể định hướng người xem theo hướng mình định sẵn của bản đồ án này, mục nào bạn muốn họ thấy đầu tiên và làm thế nào học có thể hiểu được nội dung của bản vẽ đó. Khi đó thì bạn có thể bắt đầu bằng cách phân tích các ý tưởng ngắn gọn, rồi sau đó mới chuyển sang concept và phác thảo minh họa.

Nếu như concept của bạn dựa trên các hình khối nhất định thì bạn nên trình bày hình khối đó trước, sau đó mới tới các phương án thiết kế sau.

Còn nếu như concept của bạn được thực hiện trực tiếp trong các phương án thiết kế thì bạn có thể trực tiếp trình bày thiết kế kèm theo hình render phối cảnh.

Về nền

Hiện nay có vài đồ án kết trúc sử dụng nền là các hình render của các công trình đã được làm mờ, nhưng khi đó lại rất dễ gây ra sự hiểu nhầm và mất tập trung cho người đọc. Tốt nhất thì bạn nên sử dụng nền trắng là tốt nhất vì chúng có thể thể hiện được bản thiết kế của bạn, và có một người lại sử dụng nền đen để làm nổi bật lên công trình nhưng khi đó lại rất dễ gây ra sự căng thẳng cho người xem.

Về màu sắc

Đối với các bản đồ án kiến trúc chuyên nghiệp thì bạn nên lựa chọn các hình ảnh nổi bật và thể hiện được rõ ý đồ thiết kế của mình như:

Pano đơn sắc hoặc chỉ có duy nhất 2 màu trắng và màu đen thích hợp khi mà đồ án của bạn chỉ bao gồm những đường nét có kích thước khác nhau.

Pano đơn sắc cũng có thể sử dụng 1 màu sắc làm nổi bật.

Ngoài ra người ta cũng sử dụng 2 màu sắc để diễn tả 2 loại vật liệu khác nhau có trên bản vẽ.

Đối với các đồ án vẽ tay thì sử dụng nét bút chì và bút mực, sau đó thể hiện màu sắc bằng cách sử dụng màu nước, market hay bút lông và phấn màu. Bạn cũng có thể sử dụng phần mềm Adobe Photoshop.

Về phân bậc và hình vẽ

Hiện nay có rất nhiều cách để thu hút người xem đến bản vẽ của mình như sử dụng màu sắc và kích thước, bạn có thể nêu lên ý tường nằm trong mặt cắt và trình bày nó ở kích thước lớn hơn với nhiều màu sắc khác nhau, so với bản vẽ quy học là đen trắng. Đây chính là sự pha trộn giữa 2 kỹ thuật trình bày màu được để cập ở phần trước, giúp tạo ra được sự tương phản.

4. Một số đồ án kiến trúc nổi bật
 

Trên đây là bài viết tham khảo về Quy trình thực hiện đồ án kiến trúc hay nhất, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức cũng như áp dụng chúng vào đồ án tốt nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM