GDCD 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của nó; có bổn phận, trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 7. Mời các em cùng tham khảo! 

 

 

GDCD 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Truyện đọc

Truyện kể từ trang trại

Sự lao động cần cù của các thành viên trong gia đình

+ Hai bàn tay cha và anh trai tôi dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất, bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời “Trận địa”.

+ Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu, có hơn 100 ha đất đai màu mỡ; trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả; nuôi bò, dê, gà.

+ Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt đầu từ chuồng gà bé nhỏ.

+ 10 gà con đến 10 gà mái đẻ.

+ Tiền có được mua sách vở.

=> Ý nghĩa: Sự lao động mệt mỏi của các thành viên trong truyện nói riêng, của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ ỷ lại hay chờ vào người khác mà phải đi lên từ sức lao động của chính mình.

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

- Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống.

- Biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng 

- Ví dụ: Nghề đan mây tre, đúc đồng, thuốc nam, truyền thống hiếu học, may áo dài, quê em là xứ sở của làn điệu dân ca.

b. Bổn phận và trách nhiệm

- Chúng ta phải trân trọng, tự hào; sống trong sạch, lương thiện;

- Không bảo thủ, lạc hậu, không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ;

- Biết làm cho những truyền thống đó được rạng rỡ hơn bằng chính sự trưởng thành, thành đạt trong học tập, lao động, công tác của mỗi người.

c. Ý nghĩa

- Tạo ra sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau vươn lên tiếp nối làm rạng rỡ thêm truyền thống.

- Tăng thêm sức mạnh, làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc.

2. Luyện tập

Câu 1: Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng hạ của mình. Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không ? Vì sao ?

Gợi ý trả lời

Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên, bởi vì một làng quê nghèo khó quanh năm mọi người đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan.

Cái nghèo khó có thể do thiếu điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, mưa lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra... Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của Hiên có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Chính truyền thống đó là sức mạnh cho Hiên vượt lên khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương minh thoát khỏi đói nghèo.

Câu 2: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

(1) Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp ;

(2) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên ;

(3) Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào ;

(4) Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu ;

(5) Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Gợi ý trả lời

Em đồng ý với ý kiến (1), (2), (5)

Bởi vì: gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp, chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 3: Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện vễ truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân vãn hoá v.v...).

Gợi ý trả lời

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Con hơn cha là nhà có phúc.

- Cây có cội, nước có nguồn.

- Chim có tổ, người có tông.

3. Kết luận

Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của nó; có bổn phận, trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Từ đó, hình thành ở học sinh những tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ, biết ơn thế hệ đi trước và mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM