GDCD 7 Bài 2: Trung thực

Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực, một số biểu hiện của tính trung thực và ý nghĩa của sống trung thực. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 9. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 7 Bài 2: Trung thực

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Truyện đọc

Sự công minh, chính trực của một nhân tài

- Mi-ken-lăng-giơ và Bra-man-tơ là kình địch của nhau, không ưa thích nhau. Bra-man-tơ ra sức phá hoại, cản trở công việc của Mi-ken-lăng-giơ khiến Mi-ken-lăng-giơ vô cùng tức giận.

- Sau khi cân nhắc xét duyệt các phương án xây dựng, Mi-ken-lăng-giơ công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.

=> Lời đánh giá của Mi-ken-lăng-giơ thể hiện tính trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

b. Biểu hiện

- Trong học tập: ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)

- Trong quan hệ với mọi người: không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi, bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.

c. Ý nghĩa

- Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.

- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

- Được mọi người tin yêu, kính trọng.

2. Luyện tập

Câu 1: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực ? Giải thích vì sao ?

(1) Làm hộ bài cho bạn ;

(2) Quay cóp trong giờ kiểm tra ;

(3) Nhận lỗi thay cho bạn ;

(4) Thẳng thắn phể bình khi bạn mắc khuyết điểm ;

(5) Dung cảm nhận lỗi của mình ;

(6) Nhặt được của rơi, đem trả lại người mất;

(7) Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.

Gợi ý trả lời

Hành vi thể hiện tính trung thực (4) (5) (6). Bởi vì:

- Hành vi (4) không bao che khuyết điểm của bạn, mà góp ý phê bình thẳng thắn với tinh thần xây dựng mong bạn nhận ra khuyết điểm để tiến bộ.

- Hành vì (5) khi mình có khuyết điểm: ngay thẳng thật thà, dũng cảm nhận lỗi để sửa chữa những lỗi lầm trở thành người tốt

- Hành vi (6) biểu hiện của sự thật thà, không gian dối, không tham lam của người khác.

Câu 2: Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc ?

Gợi ý trả lời

Việc làm của Bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật.

Câu 3: Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì ?

Gợi ý trả lời

- Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt.

- Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, phải thật thà ngay thẳng.

- Đối với bạn bè: thẳng thắn chỉ ra cái sai khi bạn mắc khuyết điểm.

3. Kết luận

Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực, một số biểu hiện của tính trung thực và ý nghĩa của sống trung thực. Qua đó, các em biết cách để trở thành một người sống trung thực.

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM