GDCD 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ

Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là tự trọng, biểu hiện và ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống hằng ngày. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 7. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Truyện đọc

Một buổi lao động

- Công việc lao động gặp khó khăn: Khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao, rễ chằng chịt, lớp có nhiều bạn nữ...

- Các lớp có sự giúp đỡ nhau trong lao động.

+ Các cậu nghĩ một lúc sang bên bọn mình ăn cam, ăn mía rồi cùng làm. 7B lấy mía, cam cho 7A ăn.

+ Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch. Không khí vui vẻ, thân mật.

+ Nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

=> Tinh thần đoàn kết, tương trợ.

=> Ý nghĩa: Đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, tiết kiệm thời gian và cảm thấy tinh thần thoải mái.

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

- Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

b. Ý nghĩa

- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

- Được mọi người yêu quý.

- Là truyền thống quý báu của dân tộc

- Giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn.

2. Luyện tập

Câu 1: Trung là bạn học cùng tổ, lại ở gần nhà Thuỷ. Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc gì ?

Gợi ý trả lời

Nếu em là Thủy em sẽ thăm hỏi sức khỏe của bạn, giúp Trung ghi chép bài, giảng lại bài cho bạn, động viên bạn để bạn mau chóng lành bệnh.

b) Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi, còn Hưng lại học kém toán ; mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn lại làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm xấu.

Câu 2: Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao ?

Gợi ý trả lời

Em không tán thành việc làm cúa Tuấn, vì như vậy không phải là Tuấn giúp đỡ cho Hưng mà là làm hại Hưng và Hưng đã học yếu mà không chịu khó làm bài chỉ ỷ vào Tuấn thì Hưng sẽ càng học yếu hơn nữa.

Câu 3: Giờ kiểm tra toán, có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm.

Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn đó ?

Gợi ý trả lời

Việc hai bạn "góp sức" để cùng làm bài trong giờ kiểm tra là không đúng, giờ kiểm tra phải tự làm bài, nên hai bạn "góp sức" làm bài là vi phạm, quy chế thi cử: không được trao đổi, thảo luận khi làm bài kiểm tra.

3. Kết luận

Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ; kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống và nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. Qua đó, các em biết rèn luyện để sống đoàn kết, tương trợ với mọi người.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM