GDCD 7 Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài học dưới đây giúp các em hiểu được bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó mỗi em học sinh - công dân của nước Việt Nam cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc xây dựng nước nhà. Các em hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

GDCD 7 Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thông tin, sự kiện

- Nhà nước:

  • Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời ngày 02-09-1945. Bác Hồ làm Chủ tịch.
  • Nhà nước Việt Nam DCCH ra đời là thành quả của cuộc Cách mạng tháng 8-1945, do ĐCSVN lãnh đạo.
  • Ngày 2.7.1976 Quốc hội đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Vì: Chiến dịch HCM lịch sử đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH.
  • Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do ĐCSVN lãnh đạo.

- Phân cấp bộ máy nhà nước: 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã.

  • Quốc hội, chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao.
  • HĐNH, UBND, TAND, VKSND tỉnh-thành phố.
  • HĐNH, UBND, TAND, VKSND huyện (quận, thị xã)
  • HĐND - UBND xã (Phường, thị trấn).

1.2. Nội dung bài học

a. Bộ máy nhà nước

- Bộ máy nhà nước: Là hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương gồm 4 loại cơ quan:

  • Cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp (Tỉnh, huyện, xã).
  • Cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm chính phủ và UBND các cấp.
  • Cơ quan xét xử, bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh, huyện, toà án quân sự.
  • Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân ( Tối cao, tỉnh, huyện, VKS quân sự).

- Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn, bầu ra, tham gia làm những việc quan trọng nhất của nhà nước:

  • Làm Hiến pháp, luật để quản lý xã hội.
  • Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại.
  • Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của nhà nước về nghệ thuật và hoạt động của công dân.

- HĐND là cơ quan bao gồm những người có tài, đức do nhân dân địa phương lựa chọn bầu ra, tham gia công việc nhà nước ở địa phương:

  • Ra nghị quyết về các biện pháp thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
  • Ra nghị quyết về kế hoạch phát triển KT - XH, ngân sách, giáo dục, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì chính phủ do quốc hội bầu ra. Nhiệm vụ:

  • Tổ chức thi hành hiến pháp, các luật và nghị quyết quốc hội; báo cáo công tác trước quốc hội.
  • Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, VH-XH,...

- UBND do HĐND cùng cấp bầu ra. Nhiệm vụ: Quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương, các VB nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND.

- Toà án nhân dân là Cơ quan xét xử có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân → GD con người ý thức tuân theo pháp luật, giữ gìn trật tự kĩ cương.

- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng - tội phạm thì VKSND thực hiện quyền công tố NN (Khởi tố, truy tố người có hành vi phạm tội ra trước Toà án).

b. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân

Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân; bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.

Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại điện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

2. Luyện tập

Câu a. Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân?

Gợi ý trả lời

Vì:

  • Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp)
  • Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

Câu b. Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyển lực nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Tại sao?

Gợi ý trả lời

- Những cơ quan trong bộ máy nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

- Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.

- Bởi vì. Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia làm những công việc quan trọng nhất của nhà nước như:

  • Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước quản lí xã hội.
  • Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế - xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng...) và đối ngoại của đất nước.
  • Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.

Câu c. Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?

Gợi ý trả lời

Những cơ quan hành chính nhà nước từ cao xuống thấp bao gồm: Chính phủ -> UBND tỉnh (Thành phố) -> UBND huyện (quận/ thị xã) -> UBND xã (phường/thị trấn)

Trong các cơ quan hành chính kể trên thì chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. 

Câu d. Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng.

Chính phủ làm nhiệm vụ:

(1) Biểu quyết thông qua Hiến pháp, luật;

(2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật.

Chính phủ do:

(1) Nhân dân bầu ra;

(2) Quốc hội bầu ra.

Ủy ban nhân dân do:

(1) Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra;

(2) Nhân dân bầu ra;

(3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.

Gợi ý trả lời

  • Chính phủ làm nhiệm vụ: (2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật
  • Chính phủ do: (2) Quốc hội bầu ra
  • Ủy ban nhân dân do: (3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

Câu đ. Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật ?

Gợi ý trả lời

Pháp luật duy trì trật tự của xã hội, không tuân theo pháp luật thì xã hội rối loạn, cuộc sống không đảm bảo an ninh, nên mọi công dân phải tuân theo pháp luật để duy trì trật tự của xã hội.

Pháp luật được ban hành để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân vì vậy công dân vừa có quyền hạn vừa có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.

Câu e. Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết.

Gợi ý trả lời

- Một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết như: 

  • Đăng kí hoạt động kinh doanh của bố mẹ em
  • Đăng kí kết hôn của bố mẹ em
  • Đăng kí quyền sử dụng đất của bố mẹ em
  • Làm giấy khai sinh cho em và anh trai
  • Xin cấp giấy tạm trú tạm vắng
  • Xin công chứng một số giấy tờ

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần hiểu được Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức nhà nước của nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào. Phân chia thành mấy cấp và tên gọi của từng cấp. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM