Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Địa lí các ngành công nghiệp trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 32 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Công nghiệp năng lượng

Pin năng lượng mặt trời

a. Vai trò

  • Là ngành quan trọng, cơ bản.
  • Cơ sở để phát triển  công nghiệp hiện đại.
  • Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

b. Cơ cấu

- Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

- Khai thác than:

  • Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho CN hóa chất
  • Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá),sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa liên bang Đức, Ôxtrâylia,..)

- Khai thác dầu mỏ:

  • Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,...
  • Trữ lượng, sản lượng, phân bố:Ước tính 400-500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc,...

- Công nghiệp điện lực:

  • Vai trò:Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
  • Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,...Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.

c. Đặc điểm phân bố CN dầu mỏ và CN điện trên thế giới

  • Ngành khai thác dầu: khai thác nhiều ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á  (Việt Nam năm 2004 là 20 triệu tấn).
  • Công nghiệp điện lực: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước CNH:
  • Na uy: 23.500kWh/người, Ca na đa gần 16.000, Thụy Điển 14.000, Phần Lan gần 14.000, Cô oét 13.000, Hoa Kì gần 12.000, Châu Phi, Nam Á 100kWh/ người, Việt Nam năm 2004 là 561 kWh/ người.

1.2. Ngành công nghiệp luyện kim

Gồm hai ngành

  • Luyện kim đen
  • Luyện kim màu

2. Luyện tập

Câu 1: Kết hợp bảng 121 với các hình 32.2; 32.4, em hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới?

Gợi ý làm bài

- Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La-tinh, Trung Quốc và ở LB Nga (các nước và khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn).

- Công nghiệp điện lực tập trung chủ yếu ở các nước phát triển ở Bắc Mĩ, châu Âu, Nhật Bản và các nước nghiệp hóa  như Hàn Quốc, Ấn Độ, Baraxin...Các nước có bình quân sản lượng điện theo đầu người cao nhất là Na Uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Phần Lan, Cô-oét, Hoa Kì,...

Câu 2: Dựa vào hình 32.5, em hãy cho biết các nước khai thác quặng sắt và sản xuất thép chủ yếu trên thế giới?

Gợi ý làm bài

- Các nước khai thác quặng sắt chủ yếu: Trung Quốc, Bra-xin, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Ấn Độ. U-crai-na, Hoa Kì, CH Nam Phi, Ca-na-đa, Thụy Điển, Vê-nê-xuê-la, Ca-dăc-xtan, I-ran. Thổ Nhĩ Kì, Hàn Quốc, Ai Cập. Đức, Pháp, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Chi-lê.

- Các nước sản xuất thép chủ yếu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, LB Nga, Hàn Quốc, U-crai-na, Bra-xin. I-ta-li-a, Pháp, Đức, Anh, B. Thụy Điển.

Câu 3: Em có nhận xét và giải thích sự khác biệt giữa các nước khai thác quặng và các nước sản xuất kim loại màu?

Gợi ý làm bài

  • Nhận xét:

- Các nước phát triển như Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a là những nước giàu quặng kim loại màu đồng thời có ngành sản xuất kim loại màu phát triển.

- Các nước đang phát triển còn lại có trữ lượng lớn về kim loại màu nhưng chủ yếu phát triển khai thác và xuất khẩu tinh quặng (ví dụ: đồng ở Chi-lê, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin; bôxit ở Ghi-nê, Bra-xin,...), sản xuất kim loại màu không phát triển.

  • Nguyên nhân:

- Quặng kim loại màu là các quặng có hàm lượng kim loại thường thấp và ở dạng đa kim nên đòi hỏi quy trình chế luyện phức tạp, kĩ thuật cao cũng như vốn đầu tư lớn,...Vì vậy, ngành sản xuất kim loại màu chủ yếu tập trung ở các nước có nền công nghiệp phát triển, trình độ cao.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Địa lí các ngành công nghiệp Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Biết được vai trò và cơ cấu ngành năng lượng.

- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới: Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM