Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 33 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Tóm tắt lý thuyết

 1.1. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

  • Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động.
  • Nước đang phát triển: Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a. Điểm công nghiệp

Khái niệm: Là HTTC đơn giản nhất, trên đó có một, hai hoặc ba xí nghiệp phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông lâm, thủy sản đồng nhất với một điểm dân cư.

Đặc điểm:

  •  Gồm 1 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
  •  Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ giữa các XN.
  •  Phân công lao động về mặt địa lí, độc lập về kinh tế, công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.

b. Khu công nghiệp tập trung

Khái niệm: Khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Đặc điểm:

  • Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng.
  • Chi phí sản xuất thấp, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ.

Sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu. Ví dụ: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

c. Trung tâm công nghiệp

Khái niệm: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

Đặc điểm:

  • Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
  • Có các xí nghiệp hạt nhân(thể hiện hướng chuyên môn hóa).

Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ. Ví dụ: TP HCM, Hà Nội, Thái Nguyên...

d. Vùng công nghiệp

Khái niệm: Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Đặc điểm: Chia làm hai vùng:

  • Vùng công nghiệp ngành: là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại.
  • Vùng công nghiệp tổng hợp:
  • Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
  • Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
  • Có các ngành phục vụ, bổ trợ. Ví dụ: Vùng Loren (Pháp), vùng công nghiệp Đông Nam Bộ (Việt Nam).

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam hay địa phương?

Gợi ý làm bài

Ví dụ ở Việt Nam:

- Điểm công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình); chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng); khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),...

- Khu công nghiệp: khu chế xuất (KCX) Tân Thuận,  KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh;  khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, Thăng Long, Quang Minh (Hà Nội);  KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây(Đồng Nai);  KCN Quế Võ (Bắc Ninh); KCN Bắc Vinh (Vinh)....

- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,...

- Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được chia thành sáu vùng công nghiệp:

+ Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.

+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Hà Tĩnh.

+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.

+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2: Quan sát bảng một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và hình 33, em hãy điền tên các hình thức vào đúng vị trí?

Gợi ý làm bài

Câu 3: Tại sao ớ các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung ?

Gợi ý làm bài

Các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung, vì:

- Các nước này đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Các khu công nghiệp tập trung được hình thành nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển. Đồng thời sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng tronng nước và xuất khẩu. Ngoài ra còn góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động, mở rộng chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch giữa các vùng.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm nội dung sau:

- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này.

- Nhận diện được những đặc điểm chính của mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM