Công nghệ 9 Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện

Nhằm giúp các em ôn tập thật tốt các kiến thức về sử dụng đồng hồ đo điện, công dụng của đồng hồ đo điện, biết cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng, có kĩ năng đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện và đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học. 

Công nghệ 9 Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

  • Nêu được công cụ, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng
  • Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện (hoặc đo được điện trở bằng đồng hồ điện năng)
  • Đảm bảo an toàn điện

1.2. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị

  • Vật liệu: Bảng thực hành lắp sẵn mạch điện gồm 4 bóng đèn 220V - 100W, bảng thực hành đo điện trở, dây dẫn điện
  • Thiết bị: Đồng hồ đo điện như ampe kế, vôn kế, ôm kế, oát kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng
  • Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây,  tua vít, bút thử điện
  • Học sinh chuẩn bị trước bảng báo các thực hành và nguồn điện 220V

2. Nội dung và trình tự thực hành

2.1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện

Bảng. Kí hiệu, ý nghĩa và chức năng của đồng hồ đo điện

Kí hiệu

Ý nghĩa - chức năng

V

Dụng cụ đo điện áp - Vôn kế 

A

Dụng cụ đo dòng điện - Ampe kế 

W

Dụng cụ đo công suất - Oát kế

KWH

Dụng cụ đo điện năng - Công tơ điện 

\(\phi\)

Dụng cụ đo kiểu cảm ứng 

\(\notin\)

Dụng cụ đo kiểu điện từ 

\(\sqcup\)

Dụng cụ dùng với dòng điện xoay chiều và một chiều

\(\sqcup\)

Dụng cụ dùng với dòng điện xoay chiều

\(\bot \) hoặc \(\Box\)

Dụng cụ đặt thẳng đứng

-

Dụng cụ dùng với dòng điện 1 chiều

\(\rightarrow\) hoặc \(\prod\)

Dụng cụ đặt nằm ngang

< 600

Dụng cụ đặt nằm nghiêng 600

0,5

Cấp chính xác là 0,5

2.2. Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện

a. Phương án 1: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện

- Bước 1: Đọc và giải thích những ký hiệu ghi trên mặt công tơ điện

Công tơ điện

  • 12345: là số kwh còn 5 là số lẻ
  • Điện năng tiêu thụ được tính: K.12345=12345 (kwh)
  • Kí hiệu 1kwh 900n: là đĩa nhôm quay 900 vòng
  • Mũi tên chỉ chiều quay của đĩa nhôm
  • 220V: là điện áp định mức của công tơ
  • 5A: là dòng điện định mức
  • (20)A: là dòng điện ngắn hạn (tức thời)
  • 50Hz: là tần số định mức

Chú ý: Chọn loại công tơ phù hợp với công suất tiêu thụ của các loại dồ dùng điện để công tơ báo chính xác điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện

- Bước 2: Nối mạch điện thực hành

Sơ đồ mạch điện công tơ

  • Nguồn điện được nối với công tơ điện vào đầu 1 và 3 từ trái sang phải
  • Phụ tải được nối với công tơ điện vào đầu thứ 2 và 4

- Bước 3: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện

+ B1: đọc và ghi chỉ số công tơ trước khi thực hành.

+ B2: quan sát hiện trạng làm việc của công tơ.

+ B3: ghi chỉ số công tơ sau khi đo 30 phút và báo cáo thực hành.

  • Ghi chỉ số vòng quay của đĩa.
  • Tính điện năng tiêu thụ của phụ tải.

b. Phương án 2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng

Bước 1: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng

  • Đồng hồ vạn năng phối hợp với 3 chức năng của 3 dụng cụ đo: ampe kế, vôn kế, điện trở
  • Sử dụng hai núm bên phải nối với nguồn điện, núm còn lại để điều chỉnh vị trí kim đồng hồ về vị trí 0

Chú ý:

  • Không được sử dụng tuỳ tiện khi chưa hiểu cách sử dụng. Nếu sử dụng nhầm vị trí chuyển mạch sẽ làm hỏng đồng hồ vạn năng
  • Phải cắt điện trước khi đo điện trở

Bước 2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng

+ Cấu tạo đồng hồ đo vạn năng (V.O.M) kiểu 2:

Cấu tạo đồng hồ đo vạn năng

+ Trình tự đo:

  • Xác định đại lượng cần đo
  • Xác định thang đo
  • Hiệu chỉnh không của ôm kế
  • Tiến hành đo
  • Chú ý: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, cần chú ý phải cắt nguồn điện trước khi đo điện trở

+ Nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng:

  • Chuyển thang đo về thang đo điện trở
  • Chập que đo để chỉnh kim về giá trị số 0. (Thao tác này phải thực hiện cho mỗi lần đo)
  • Khi đó phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần đến khi nhận được kết quả thích hợp để tránh kim bị va đập mạnh
  • Để tránh sai số khi đo không chạm tay vào que đo hoặc các phần tử đo vì điện trở người gây sai số
  • Giá trị đo được = chỉ số thang đo x thang đo.
  • Ví dụ: Nếu để thang đo là 10Ω và chỉ số là 50 thì giá trị của điện trở là: 50 x 10 = 500Ω = 0,5 KΩ

+ Một số đồng hồ đo vạn năng thông dụng:

Chỉ thị kim

Chỉ thị hiện số (điện tử)

3. Kết luận

Sau khi học xong bài Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện các em cần ghi nhớ:

- Quy trình đo điện trở bằng đồng hồ đo vạn năng:

  • Ước lượng giá trị điện trở cần đo
  • Xác định thang đo
  • Chỉnh kim ôm kế về 0 (vạch số không) 
  • Tiến hành đo
  • Đọc và ghi kết quả đo

- Cách sử dụng đồng hồ vạn năng:

  • Chỉnh núm xoay về phần đại lượng cần đo ở thang đo cao nhất rồi giảm dần để tránh vượt quá giới hạn đo
  • Chỉnh kim về vạch số 0 (không) trên thang đo
  • Đọc số đo ở thang đo tương ứng với giới hạn đo phù hợp
  • Khi đo điện trở, bật công tắc xoay về phần đo ohm, chập 2 đầu que đo, chỉnh kim về vạch số 0 trên thang rồi đo ngay
Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM