Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành chỉnh phanh, cổ phuốc

Phanh xe là một trong những bộ phận quan trọng giúp cho bảo vệ con người an toàn khi điều khiển xe đạp. Vậy phanh thế nào là hoạt động tốt? Cùng eLib trả lời câu hỏi này với nội dung Bài 5: Thực hành chỉnh phanh, cổ phuốc trong chương trình  Công nghệ 9.

Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành chỉnh phanh, cổ phuốc

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

Chuẩn bị dụng cụ vật lệu : Kìm, cờ lê, búa, đột, kìm mỏ quạ, giẻ lau, dầu hoả, mỡ môi trơn..

Phanh hoạt động tốt là khi bóp tay phanh  bánh xe đang quay dừng lại ngay, má phanh ôm đều vào vành; khi nhả phanh, má phanh cách đều vành với khoảng cách 2-3mm, bóp phanh không nghe thấy tiếng kêu.

1.2. Quy trình thực hành

a. Kiểm tra và điều chỉnh phanh

- Kiểm tra phanh trong 2 trường hợp:

+ Đẩy xe, bánh xe không quay được, khi nhả phanh bánh xe quay bình thường là phanh hoạt động tốt.

+ Đẩy xe, bánh xe có thể quay hoặc khi nhả phanh bánh xe không quay thì phanh hoạt động không tốt.

+ Nguyên nhân làm phanh hoạt động không tốt:

  • Má phanh mòn
  • Ruột dây phanh chùng
  • Dây phanh bị đứt
  • Lò xo phanh bị yếu hoặc gãy.

- Biện pháp khắc phục:

  • Má phanh mòn quá thì thay má phanh
  • Dây phanh chùng thì điều chỉnh lại.
  • Dây phanh bị đứt hoặc không đảm bảo chất lượng thì thay dây khác.
  • Lò xo phanh bị yếu, gãy thì thay lò xo mới.

Chú ý:

  • Khi bóp phanh, phanh có tiếng kêu rít, thường do má phanh bị chai cứng, nên thay má phanh khác.
  • Má phanh bị lệch, do hai càng bắt không cân, cần chỉnh lại cho cân.

- Điều chỉnh phanh:

+ Khi xác định phanh xe hoạt động không tốt do ruột dây phanh chùng, cần phải chỉnh căng ruột dây phanh. Dùng kìm nới ốc tăng phanh, khi nới ốc tăng phanh, làm tăng độ căng ruột dây phanh, phanh sẽ hoạt động tốt. Ốc tăng phanh có thể lắp ở đầu tay phanh hoặc cụm phanh.

+ Nếu đã nới ốc tăng phanh hết cỡ mà phanh vẫn không ăn thì phải rút lại ruột dây phanh.

+ Quy trình điều chỉnh phanh gồm 5 bước:

Quy trình điều chỉnh phanh

Bước 1: Siết ốc tăng phanh vào hết độ dài của ren bằng kìm, khi siết dùng cờ lê giữ đai ốc hãm.

Siết ốc

Bước 2: Dùng tay trái bóp càng phanh hai bên cho má phanh áp sát vào vành, sau đó nơi đai ốc hãm dây phanh.

Bước 3: Tay trái vẫn bóp càng phanh, tay phải dùng kìm rút căng đầu ruột dây phanh, sau đó siết chặt đai ốc hãm dây phanh

Rút căng dây ruột

Bước 4: Điều chỉnh ốc tăng phanh để má phanh và càng cách đều

Điều chỉnh ốc tăng phanh

Bước 5:

  • Thử phanh, cho bánh xe quay và bóp phanh.
  • Nếu bánh xe dừng được ngay, má phanh ôm đều vào vành, không có tiếng kêu, khi nhả phanh bánh xe quay trơn là đạt yêu cầu.

b. Kiểm tra và điều chỉnh cổ phuốc

- Kiểm tra bằng cách: Dùng hai tay cầm lái, nhấc lên hạ xuống nhiều lần để kiểm tra độ rơ, nhấc bổng bánh trước và quay nhẹ tay lái sang hai bên để kiểm tra độ chặt.

- Điều chỉnh cổ phuốc: gồm có 4 bước

Quy trình điều chỉnh cổ phuốc

Bước 1: Dùng mỏ- lết vặn (hoặc đột và búa) để nới lỏng đai ốc hãm cổ phuốc

Nới lỏng đai ốc

Bước 2: Dùng kìm mỏ quạ hoặc đột siết dần nắp bát phuốc vào tới khi hết rơ và quay tay lái được nhẹ nhàng

Siết nắp bát phuốc

Bước 3: Siết chặt đai ốc hãm.

Bước 4: Kiểm tra.

  • Xoay thử tay lái về cả hai phía, nếu thấy nhẹ nhàng, không lỏng hoặc quá chặt là được.
  • Khi cổ phuốc bị chặt, khó điều khiển tay lái thì phải nới lỏng cổ phuốc. Trình tự nới lỏng cổ phuốc thực hiện giống như siết chặt cổ phuốc.

2. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Nắm được thế nào là phanh tốt và cách điều chỉnh phanh tốt nhất.

- Điều chỉnh cổ phuốc của xe đạp.

- Vận dụng điều chỉnh phanh và cổ phuốc chiếc xe của bản thân.

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM