Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp

Xe đạp là một vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của các em. Thật không may nếu chiếc xe đạp của các em bị hư hỏng dọc đường và nhiều rắc rối sẽ xảy ra. Chính vì vậy, môn học sửa chữa xe đạp rất có ích đối với các em. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò, vị trí của nghề sửa chữa xe đạp

- Xe đạp đã được đưa vào sử dụng vào thế kỷ 19 ở châu Âu. Cho đến năm 2003, xe đạp có số lượng hơn một tỷ trên toàn thế giới, gấp đôi so với xe ô tô. Xe đạp là phương tiện chính của giao thông ở nhiều khu vực.

- Năm 1817, nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã phát minh ra chiếc xe mang tên ông gọi là Draisienne (xe của Drais) được xem là tổ tiên của xe đạp. Drais đã giới thiệu mô hình xe này cho công chúng tại Mannheim vào mùa hè 1817 và tại Paris năm 1818.

- Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước.

Tổ tiên chiếc xe đạp ngày nay

- Chiếc xe đạp đầu tiên khác gì so với xe đạp ngày nay?

  • Xe đạp ngày xưa : Không có săm lốp, không có lò xo ở yên xe, xe chạy được trên đường là do chân người đẩy. 
  • Xe đạp ngày nay : có lan hoa bằng thép, không phải lấy chân đây mà đạp vào bàn đạp để chuyển động xích xe quay liên tục vòng tròn. Có săm lốp giúp đi trên đường êm hơn, có hệ thống tay phanh mỗi khi muốn dừng...

Xe đạp có nan hoa và bánh lốpChiếc xe đạp Lotus tham gia thế vận hội năm 1992

- Kết luận: 

  • Xe đạp được nhiều người sử dụng nên nghề sửa chữa xe đạp là cần thiết
  • Học sửa chữa xe đạp giúp chúng ta tự sửa chữa đước xe cho chính mình hoặc cho người khác.

1.2. Đặc điểm và yêu cầu của nghề

a. Đặc điểm:

  • Đối tượng lao động: các loại xe đạp thông dụng hiện hành bị hư hỏng và vật liệu dùng để sửa chữa xe đạp.
  • Nội dung lao động: tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa những hư hỏng của xe đạp.
  • Công cụ lao động: bộ đồ nghề sửa chữa xe đạp.
  • Điều kiện lao động: trên mặt đất, trong môi trường tự nhiên hoặc trong nhà.
  • Sản phẩm lao động: chiếc xe đạp hoạt động tốt.

b. Yêu cầu:

  • Về kiến thức : Hiểu biết những kiến thức cơ bản về lĩnh vực cơ khí như: bộ truyền động cơ khí, bộ biến đổi chuyển động...
  • Về kĩ năng: Sửa chữa được những hư hỏng thông thường xe đạp.
  • Thái độ : Yêu thích các công việc của nghề sửa chữa xe đạp, không ngại bẩn, dầu mỡ, cẩn thận,
  • Về sức khoẻ: đủ điều kiện sức khoẻ bình thường, không mắc các bệnh truyền nhiễm; không dị ứng với dầu, mỡ bôi trơn.

c. An toàn lao động:

  • Chú ý sử dụng các dụng cụ sửa chửa cẩn thận, đúng quy cách, dụng cụ dùng xong để gọn gàng vào hộp đồ sửa chữa.
  • Cẩn thận khi sử dụng búa và các dụng cụ sắc nhọn khác như: dao, kéo, tua vít... để không gây tai nạn cho người sử dụng.
  • Bố trí nơi làm việc không gần những vật dễ cháy, nổ.

1.3. Triển vọng của nghề

  • Là phương tiện giao thông thuận lợi, đơn giản.
  • Bảo vệ được môi trường
  • Nhu cầu về nghề sửa chữa xe đạp ngày càng tăng theo sự phát triển của dân số

⇒ Vì xe đạp được nhiều người sử dụng nên nghề sửa chữa xe đạp là rất cần thiết phục vụ nhu cầu sửa chữa, thay đổi thiết kế của người sử dụng xe.

2. Luyện tập

Câu 1: Xe đạp có từ bào giờ? Chiếc xe đạp đầu tiên khác gì so với xe đạp ngày nay? 

Gợi ý làm bài

- Xe đạp đã được đưa vào sử dụng vào thế kỷ 19 ở châu Âu. Cho đến năm 2003, xe đạp có số lượng hơn một tỷ trên toàn thế giới, gấp đôi so với xe ô tô. Xe đạp là phương tiện chính của giao thông ở nhiều khu vực.

- Năm 1817, nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã phát minh ra chiếc xe mang tên ông gọi là Draisienne (xe của Drais) được xem là tổ tiên của xe đạp. Drais đã giới thiệu mô hình xe này cho công chúng tại Mannheim vào mùa hè 1817 và tại Paris năm 1818.Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước.

- Chiếc xe đạp đầu tiên khác gì so với xe đạp ngày nay

  • Xe đạp ngày xưa: Không có săm lốp, không có lò xo ở yên xe, xe chạy được trên đường là do chân người đẩy. 
  • Xe đạp ngày nay: có nan hoa bằng thép, không phải lấy chân đây mà đạp vào bàn đạp để chuyển động xích xe quay liên tục vòng tròn. Có săm lốp giúp đi trên đường êm hơn, có hệ thống tay phanh mỗi khi muốn dừng...

Câu 2: Nghề sửa chữa xe đạp có cần thiết không? Vì sao?

Gợi ý làm bài

Nghề sửa chữa xe đạp có cần thiết. Vì xe đạp được nhiều người sử dụng nên nghề sửa chữa xe đạp là rất cần thiết phục vụ nhu cầu sửa chữa, thay đổi thiết kế của người sử dụng xe.

Câu 3: Em có thích tự mình sửa chữa xe đạp không? Tại sao?

Gợi ý làm bài

  • Em có thích tự mình sửa chữa xe đạp
  • Vì: Khi sửa chữa em sẽ biết được thêm về các kiến thức cơ bản của các bộ chuyển động của xe. Biết sửa được những hư hỏng thông thường của xe khi gặp sự cố.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được vai trò, vị trí của nghề sửa chữa xe đạp trong đời sống
  • Biết được sử ra đời và phát triển của xe đạp
  • Biết các đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề
Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM