Toán 4 Chương 4 Bài: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)

eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh bài giảng Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo) dưới đây. Bài học gồm các phần kiến thức cần nhớ cùng một số bài tập minh họa nhằm giúp các em có thể chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp cũng như có thể ôn tập một dễ dàng.

Toán 4 Chương 4 Bài: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

Ví dụ 1: Có 2 quả cam, chia  mỗi quả thành 4 phần bằng nhau. Vân ăn 1 quả cam và \(\frac{1}{4}\) quả cam. Viết phân số chỉ số phần quả cam Vân đã ăn.

Ta thấy:

Ăn 1 quả cam, tức là ăn 4 phần hay \(\frac{4}{4}\) quả cam ; ăn thêm \(\frac{1}{4}\) quả cam nữa, tức là ăn thêm 1 phần, như vậy Vân đã ăn tất cả 5 phần hay \(\frac{5}{4}\) quả cam.

Ví dụ 2: Chia đều 5 quả cam cho 4 người. Tìm phần cam của mỗi người.

Ta có thể làm như sau : Chia quả cam thành 4 phần bằng nhau. Lần lượt đưa cho mỗi người 1 phần, tức là \(\frac{4}{4}\) của từng quả cam. Sau 5 lần chia như thế, mỗi người được 5 phần hay \(\frac{5}{4}\) quả cam.

Vậy:  \(5:4 = \frac{5}{4}\) (quả cam).

Nhận xét:

  • Kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết là một phân số, chẳng hạn: \(5:4 = \frac{5}{4}\).

\(\frac{5}{4}\) quả cam gồm 1 quả cam và \(\frac{1}{4}\) quả cam, do đó \(\frac{5}{4}\) quả cam nhiều hơn 1 quả cam.

Ta viết:  \(\frac{5}{4} > 1\).

  • Phân số \(\frac{5}{4}\) có tử số lớn hơn mẫu số, phân số đó lớn hơn 1.

  • Phân số \(\frac{4}{4}\) có tử số bằng mẫu số, phân số đó bằng 1.

Ta viết:  \(\frac{4}{4} = 1\).

  • Phân số \(\frac{1}{4}\) có tử số bé hơn mẫu số, phân số đó bé hơn 1. 

Ta viết:  \(\frac{1}{4} < 1\).

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Đọc các số đo đại lượng: \(\frac{2}{3}kg; \frac{4}{7}m;\frac{{20}}{{13}}\) giờ; \(\frac{7}{{10}}m\) .

Hướng dẫn giải

  • Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số; nếu có đơn vị đo thì ta đọc tên đơn vị đo.

\(\frac{2}{3}kg\) đọc là: Hai phần ba ki-lô-gam;

\(\frac{4}{7}m\) đọc là: Bốn phần bảy mét;

\(\frac{{20}}{{13}}\) giờ đọc là: Hai mươi phần mười ba giờ;

\(\frac{7}{{10}}m\) đọc là: bảy phần mười mét.

Câu 2: Viết các phân số: một phần năm, bảy phần mười; mười chín phần tám mươi lăm.

Hướng dẫn giải

  • Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số. Từ đó ta viết được phân số dựa vào cách đọc của phân số đó.

Một phần năm viết là : \(\frac{1}{5}\) ;

Bảy phần mười viết là : \(\frac{7}{{10}}\) ;

Mười chín phần tám mươi lăm viết là : \(\frac{{19}}{{85}}\) ;

Câu 3: Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.

\(9;\,\,\,\,\,\,13;\,\,\,\,\,\,\,\,33;\,\,\,\,\,\,\,\,\,0;\,\,\,\,\,\,\,1\)

Hướng dẫn giải

  • Kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết là một phân số, chẳng hạn \(5:4 = \frac{5}{4}\).

\(9 = \frac{9}{1}\);       \(13 = \frac{{13}}{1}\) ;

\(33 = \frac{{33}}{1}\);      \(0 = \frac{0}{1}\);        \(1 = \frac{1}{1}\).

3. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nhận biết được kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số (trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số).
  • Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM