Tin học 7 Bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm của lớp em

Mời các em tham khảo nội dung bài thực hành số 6 môn Tin học 7 được biên soạn và tổng hợp dưới đây. Thông qua tài liệu này các em sẽ học cách trình bày một bảng điểm đơn giản nhất. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích đối với các em trong quá trình học tập.

Tin học 7 Bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm của lớp em

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích, yêu cầu

- Biết được mục đích của định dạng trang tính.

- Thực hiện được các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.

- Hiểu được tầm quan trọng của tính toán trong trang tính.

- Tác dụng của việc trang trí phù hợp cho một trang tính.

- Thực hiện thành thạo các thao tác trên máy tính

1.2. Nội dung

Bài 1: Thực hành định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền

Mở bảng tính Bang_diem_lop_em đã được lưu trong Bài thực hành 5. Thực hiện các điều chỉnh và định dạng thích hợp để có trang tính như trên hình 1.71. Cuối cùng lưu bảng tính.

Hướng dẫn giải

Để mở một tệp bảng tính Bang_diem_lop_em đã có trên máy tính, em mở thư mục lưu tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp.

- Gộp khối A2:G2 thành một ô: Kéo thả chuột chọn khối A2:G2 và nháy chuột chọn lệnh Merge and center để gộp ô

- Định dạng văn bản trong các ô tính với phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ:

+ Để định dạng, sau khi chọn các ô có dữ liệu cần định dạng, em sử dụng các lệnh trong nhóm lệnh Font trên dải lệnh Home

+ Thực hiện lần lượt với các ô trong bảng tính, em sẽ được kết quả:

- Căn lề dữ liệu văn bản và dữ liệu số trong các ô tính:

+ Để căn lề, em sử dụng các lệnh trong nhóm lệnh Alignment trên dải lệnh Home 

+ Cách sử dụng các lệnh này tương tự nhau:

  • Bước 1: Chọn ô cần căn lề:
  • Bước 2: Chọn các lệnh dưới đây để căn chỉnh:

+ Thực hiện lần lượt với các ô trong bảng tính, em sẽ được kết quả:

- Kẻ đường biên cho vùng dữ liệu chi tiết:

+ Bước 1: Chọn các ô cần kẻ đường biên

+ Bước 2: Nháy chuột tại mũi tên ở lệnh Border, chọn tùy ý đường biên thích hợp

+ Thực hiện lần lượt với các khối trong bảng tính, em sẽ được kết quả:

- Tô màu nền phân biệt cho một số ô tính:

+ Bước 1: Chọn các ô cần tô màu nền:

+ Bước 2: Chọn màu nền bằng lệnh Fill Color

- Lưu trang tính:

+ Mở bảng chọn File , chọn save để lưu thay đổi cuối cùng trong tệp bảng tính:

Bài 2: Thực hành lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu

Khởi động chương trình bảng tính Excel.

a) Lập trang tính với dữ liệu các nước trong khu vực Đông Nam Á như hình 1.72 (tên các nước trong cột B được nhập theo thứ tự chữ cái):

b) Lập công thức để tính mật độ dân số (người/km2) của Bru-nây trong ô F4. Sao chép công thức vào các ô tương ứng của cột F để tính mật độ dân số của các nước còn lại.

c) Lập công thức để tính tổng diện tích và tổng dân số các nước Đông Nam Á trong các ô cuối của các cột tương ứng.

d) Chèn thêm các hàng trống cần thiết, điều chỉnh hàng, cột và thực hiện các thao tác định dạng văn bản, định dạng số để có trang tính tương tự như hình 1.73:

e) Lưu bảng tính với tên Cac_nuoc_DNA.

Hướng dẫn giải

Nháy đúp chuột ở biểu tượng excell trên màn hình khởi động của Windows để khởi động chương trình bảng tính Excel

a) Nhập các dữ liệu vào các ô như hình 1.72:

b) Mật độ dân số (người/km2) = Dân số (Người)/Diện tích (km2)

→ Công thức để tính mật độ dân số (người/km2) của Bru-nây trong ô F4 là: F4 =E4*10^3/D4

Sao chép công thức trong ô F4 vào các ô F5:F14 để tính được mật độ dân số của các nước còn lại.

- Bước 1: Chọn ô F4, trong dải lệnh Home , chọn lệnh coppy trong nhóm lệnh Clipboard 

- Bước 2: Chọn ô F5, chọn paste trong nhóm lệnh Clipboard 

- Bước 3: Thực hiện lại các bước cho ô F6 đến F14, em sẽ tính được mật độ dân số của các nước còn lại.

c) Lập công thức để tính tổng diện tích và tổng dân số các nước Đông Nam Á trong các ô cuối của các cột tương ứng.

Để tính tổng, em sử dụng hàm SUM như sau:

D15 =SUM(D4:D14)

E15 =SUM(E4:E14)

d) Chèn thêm các hàng trống cần thiết, điều chỉnh hàng, cột và thực hiện cac thao tác định dạng văn bản, định dạng số để có trang tính tương tự như hình 1.73:

- Chèn thêm hàng 1 và hàng 3:

+ Bước 1: Nháy chuột chọn một hàng (trong ví dụ chọn hàng 1)

+ Bước 2: Chọn lệnh Insert trong nhóm Cells trên dải lệnh Home 

+ Bước 3: Thực hiện lại các bước đối với hàng 3, em sẽ được kết quả:

- Gộp khối A2:G2 thành một ô: Kéo thả chuột chọn khối A2:G2 và nháy chuột chọn lệnh Merge and Center để gộp ô.

- Định dạng văn bản trong các ô tính với phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ:

+ Để định dạng, sau khi chọn các ô có dữ liệu cần định dạng, em sử dụng các lệnh trong nhóm lệnh Font trên dải lệnh Home . Cách sử dụng các lệnh này giống các lệnh tương tự mà em đã biết trong định dạng văn bản

- Căn lề dữ liệu văn bản và dữ liệu số trong các ô tính:

+ Để căn lề, em sử dụng các lệnh trong nhóm lệnh Alignment trên dải lệnh Home 

+ Cách sử dụng các lệnh này tương tự nhau:

  • Bước 1: Chọn ô cần căn lề
  • Bước 2: Chọn các lệnh dưới đây để căn chỉnh:

- Kẻ đường biên cho vùng dữ liệu chi tiết:

+ Bước 1: Chọn các ô cần kẻ đường biên

+ Bước 2: Nháy chuột tại mũi tên ở lệnh Border, chọn tùy ý đường biên thích hợp

- Tô màu nền phân biệt cho một số ô tính

+ Chọn các ô cần tô màu nền, chọn màu nền bằng lệnh Fill Color

+ Thực hiện lần lượt với các ô khác, khối khác trong bảng tính

- Định dạng hai chữ số thập phân cho dữ liệu số trong cột Dân số, một chữ số thập phân cho dữ liệu số trong cột Diện tích và không chữ số thập phân cho các số trong cột Mật độ.

+ Bước 1: Chọn các ô trong cột Dân số, nháy chuột chọn lệnh  (hoặc  để tăng (hoặc giảm) 1 chữ số thập phân

+ Bước 2: Thực hiện tương tự với cột Diện tích và Mật độ

- Lưu bảng tính với tên Cac_nuoc_DNA.

Em mở bảng chọn File, nháy chuột chọn save để mở cửa sổ Save As và thực hiện lần lượt các bước như hình:

2. Luyện tập

Câu 1: Văn bản ở dòng 16 trong hình dưới đây sẽ có định dạng như thế nào sau khi nhấn nút lệnh B và I?

A. Văn bản ở dòng 16 không thay đổi

B. Văn bản ở dòng 16 sẽ đậm lên

C. Văn bản ở dòng 16 sẽ vừa đậm vừa nghiêng

D. Văn bản ở dòng 16 sẽ nghiêng

Câu 2: Câu nào sau đây đúng?

A. Định dạng bảng tính làm thay đổi nội dung các ô tính

B. Khi cần định dạng nội dung của ô tính em cần chọn ô tính đó

C. Định dạng bảng tính không làm thay đổi nội dung các ô tính

D. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Sao chép nội dung ô A1 vào ô A3. Em dự đoán xem sau khi sao chép ô A3 có nền và phông chữ màu gì?

A. Ô A3 có nền xanh, phông chữ màu đen

B. Ô A3 có nền vàng, phông chữ màu đỏ

C. Ô A3 có nền xanh, phông chữ màu đỏ

D. Ô A3 có nền vàng, phông chữ màu đen

Câu 4: Số trong ô C1 được định dạng là số nguyên. Nếu trong ô C1 có công thức = A1 + B1. Em sẽ nhận được kết quả gì trong ô đó?

A. Ô C1 có giá trị là: 4

B. Ô C1 có giá trị là: 4.1

C. Ô C1 có giá trị là: 4.0

D. Ô C1 có giá trị là: 4.2

Câu 5: Khi định dạng trang tính ta nên chú ý thực hiện:

A. Tô màu nền và kẻ đường biên cho các ô tính rồi mới lập công thức

B. Tô màu nền, lập công thức rồi mới kẻ đường biên cho các ô tính

C. Lập công thức rồi mới tô màu nền và kẻ đường biên cho các ô tính

D. Kẻ đường biên, lập công thức rồi mới tô màu nền cho các ô tính

3. Kết luận

Sau khi học xong bài thực hành số 6 môn Tin học 7 các em học sinh cần nắm được một số nội dung quan trọng sau đây:

  • Biết được mục đích của định dạng trang tính.
  • Thực hiện được các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.
  • Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM