Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm là tài liệu học tốt môn  Địa lí 12 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập  Địa lí 12 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

1. Giải bài 1 trang 200 SGK Địa lí 12

Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

Phương pháp giải

Phân tích tầm quan trọng của việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm trong việc phát triển kinh tế- xã hội để giải thích câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trong điểm vì:

- Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).

- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cần phải đầu tư có trọng điểm để tạo "đòn bẩy" thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước.

- Nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta tuy phong phú đa dạng, nhưng lại có sự phân hóa giữa các vùng, trong khi nguồn vốn còn hạn chế đòi hỏi phải đầu tư có trọng điểm.

- Lựa chọn các vùng kinh tế trọng điểm để thu hút đầu tư nước ngoài.

2. Giải bài 2 trang 200 SGK Địa lí 12

Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Đầu thập kỉ 90 của TK XX gồm 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

+ Từ sau năm 2000 đến trước 1/8/2008 vùng có thêm tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

+ Từ sau tháng 8/2008, sau khi Hà Nội mở rộng, vùng có tất cả 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Đầu thập kỉ 90 của TK XX, gồm 4 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

+ Sau năm 2000 có thêm tỉnh Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, gồm 5 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương.

+ Sau năm 2000 có thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

3. Giải bài 3 trang 200 SGK Địa lí 12

Hãy so sánh thế mạnh và thực trạng phát triển của ba vùng kinh tế trọng điểm.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm về thế mạnh và thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam tìm ra những điểm giống và khác nhau để so sánh.

Gợi ý trả lời

- Điểm giống nhau

+ Thế mạnh

  • Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).
  • Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

+ Thực trạng:

  • Cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
  • Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

- Điểm khác nhau:

Ngày:28/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM