Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch

eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SGK bài Vấn đề phát triển thương mai, du lịch bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch

1. Giải bài 1 trang 143 SGK Địa lí 12

 Dựa vào bảng số liệu:

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét.

Phương pháp giải

- Dựa vào kỹ năng đọc và phân tích số liệu để vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng.

- Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nêu nhận xét.

Gợi ý trả lời

Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng có sự chênh lệch.

+ Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất 41% (2005).

+ Hàng nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất 22,9% (2005).

+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỉ trọng trung bình 36,1% (2005).

- Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng có sự chuyển dịch qua các năm:

+ Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng từ 28,5% (1995) lên 41,0% (2005), tăng 12,5%.

+ Hàng nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm, từ 46,2% (1995) xuống còn 22,9% (2005), giảm 23,3%.

+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng, từ 25,3% (1995) lên 36,1% (2005), tăng 10,8%.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Giải bài 2 trang 143 SGK Địa lí 12

Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

Phương pháp giải

Đưa ra những dẫn chứng về thành tựu trong hoạt động xuất, nhập khẩu để chứng minh hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

Gợi ý trả lời

- Xuất khẩu:

+ Giá trị xuất khẩu tăng nhanh và liên tục từ 2,4 tỉ USD (1990) lên 32,4 tỉ USD (2005), gấp 13,5 lần.

+ Các mặt hàng xuất khẩu gồm: nông – lâm – thủy sản, công nghiệp nặng, khoáng sản thô, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp,...

+ Xu hướng chuyển dịch: giảm tỉ trọng hàng nông lâm thủy sản, tăng tỉ trọng ngành công ngiệp.

- Nhập khẩu:

+ Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng nhanh và liện tục trong cả giai đọan 1990 – 2005, từ 2,8 tỉ USD lên 36,8 tỉ USD, tăng gấp 13 lần.

+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu và hàng tiêu dùng.

+ Từ 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác so với trước thời kì đổi mới.

- Cán cân xuất nhập khẩu dần tiến tới cân bằng.

- Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.

3. Giải bài 3 trang 143 SGK Địa lí 12

Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng.

Phương pháp giải

Dựa vào các đặc điểm về địa hình, khí hậu, nước, sinh vật cũng như di tích văn hoá – lịch sử để chứng minh tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng.

Gợi ý trả lời

- Du lịch tự nhiên

  • Địa hình: nước ta có 125 bãi biển lớn, 2 di sản thiên nhiên thế giới, 200 hang động và các đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.
  • Khí hậu: phân hóa đa dạng có thể phát triển nhiều loại hình du lịch quanh năm.
  • Nước: hệ thống sông, kênh rạch, hồ tự nhiên và nhân tạo, nguồn nước khoáng thiên nhiên, đã trở thành các điểm tham quan du lịch nổi tiếng.
  • Tài nguyên sinh vật: Vườn quốc gia ở nước ta có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu. Nguồn động vật hoang dã và thủy hải sản phong phú.

- Tài nguyên du lịch nhân văn

  • Di tích văn hoá – lịch sử: nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng.
  • Các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm, chủ yếu vào mùa xuân với nhiều lễ hội nổi tiếng trong và ngoài nước.
  • Tài nguyên khác: Làng nghề truyền thống, văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực,...

4. Giải bài 4 trang 143 SGK Địa lí 12

Dựa vào hình 31.5 và Atlat Địa lí Việt Nam, với tư cách là một người hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này).

Hình 31.5. Bản đồ du lịch

Phương pháp giải

Dựa vào kỹ năng đọc và phân tích bản đồ kết hợp với kiến thức bản thân để giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt theo yêu cầu đề bài.

Gợi ý trả lời

Việt Nam là đất nước giàu có tài nguyên du lịch các loại.

- Khu du lịch phía Bắc:

+ Du lịch tham quan nghỉ dưỡng: Sapa, Mộc Châu, Mẫu Sơn, Tam Đảo... với khí hậu ôn đới trên núi cao, nhiều đặc sản như: rau quả ôn đới, các món ăn dân tộc, nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc.

+ Du lịch biển, đảo: Quảng Ninh, Hải Phòng, ... với Vịnh Hạ Long là kì quan thiên nhiên thế giới, có hang động và các bãi tắm đẹp.

+ Du lịch văn hóa: thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị cả nước với nhiều khu di tích, ngôi chùa, trung tâm thương mại.

+ Du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Tam Đảo,...

- Khu du lịch miền Trung:

+ Đi dọc miền Trung đều có các bãi biển đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Mỹ Khê, Nha Trang, Phan Thiết,...

+ Động Phong Nha (Quảng Bình) là kì quan thiên nhiên thế giới.

+ Kinh thành Huế, Phố cổ Hội An với các nét xưa cổ, mộng mơ,...

+ Thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế.

+ Thành phố Đà Lạt với nhiều hoa.

- Khu du lịch miền nam:

+ Sông nước miền tây với miệt vườn, chợ nổi An Giang, rừng tràm U Minh, đảo Phú Quốc,...

+ Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hóa lớn nhất phía nam.

Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM