Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 15 SGK Hóa học 10 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa

1. Giải bài 1 trang 74 SGK Hóa học 10

Số oxi hóa của nitơ trong NH4, NO2- , và HNOlần lượt là:

A. +5, -3, +3.

B. -3, +3, +5

C. +3, -3, +5

D. +3, +5, -3.

Phương pháp giải

Trong hầu hết các hợp chất lấy

H có hóa trị I → số oxi hóa là +1

O có hóa trị II → số oxi hóa là -2

Tất cả các kim loại kiềm, kiềm thổ có hóa trị ứng với số nhóm trong bảng tuần hoàn => có số oxi hóa + 1; + 2

Nguyên tử luôn trung hòa về điện → tổng số oxi hóa của các chất trong phân tử = 0 => từ đó tính được số oxi hóa của các chất chưa biết.

Hướng dẫn giải

Gọi số oxi hóa của N trong các hợp chất là x

Ta có: NH4+: x + 4 = 1 → x = -3 → số oxi hóa của N trong NH4+ là -3

NO2-: x + 2.(-2) = -1 → x = 3 → số oxi hóa của N trong NO2- là +3

HNO3: 1 + x + 3.(-2) = 0 → x = 5 → số oxi hóa của N trong HNO3 là +5

Đáp án B

2. Giải bài 2 trang 74 SGK Hóa học 10

Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+ , S trong SO3 , P trong PO43-lần lượt là:

A. 0, +3, +6, +5

B. 0, +3, +5, +6

C. +3, +5, 0, +6

D. +5, +6, +3, 0.

Phương pháp giải

Trong hầu hết các hợp chất lấy

H có hóa trị I → số oxi hóa là +1

O có hóa trị II → số oxi hóa là -2

Tất cả các kim loại kiềm, kiềm thổ có hóa trị ứng với số nhóm trong bảng tuần hoàn => có số oxi hóa + 1; + 2

Nguyên tử luôn trung hòa về điện → tổng số oxi hóa của các chất trong phân tử = 0 => từ đó tính được số oxi hóa của các chất chưa biết.

Hướng dẫn giải

Mn là đơn chất nên có số oxi hóa 0

Fe3+ có số oxi hóa +3

SO3: x + 3.(-2) = 0 → x = 6 → số oxi hóa của S là +6

PO43-: x + 4.(-2) = -3 → x = 5 → số oxi hóa của P là +5

Đáp án A

3. Giải bài 3 trang 74 SGK Hóa học 10

Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau đây: CsCl, Na2O, BaO, BaCl2 , Al2O3.

Phương pháp giải

Phân biệt: số oxi hóa là viết dấu trước rồi đến số 

Điện hóa trị của nguyên tử viết số trước rồi viết dấu sau

Ví dụ :  số oxi hóa của K trong KCl  là +1

Còn điện hóa trị của K trong KCl là 1+

Hướng dẫn giải

Điện hóa trị của các nguyên tử trong:

CsCl: Cs = 1+ ; Cl = 1-   

Na2O: Na = 1+  ; O = 2-

BaO: Ba = 2+  ;    O = 2-      

BaCl2 : Ba = 2 ; Cl = 1-       

Al2O: Al = 3+ ;  O = 2-

4. Giải bài 4 trang 74 SGK Hóa học 10

Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: H2O, CH4, HCl, NH3.

Phương pháp giải

Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị

Đơn giản bài toán là tính hóa trị của các nguyên tố

Hướng dẫn giải

H2O:

H có cộng hóa trị là 1.

O có cộng hóa trị là 2.

CH4:

C có cộng hóa trị là 4.

H có cộng hóa trị là 1.

HCl: H và Cl đều có cộng hóa trị là 1.

NH3

N có cộng hóa trị là 3.

H là cộng hóa trị là 1.

5. Giải bài 5 trang 74 SGK Hóa học 10

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NO, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, NH4+

Phương pháp giải

Ghi nhớ 4 nguyên tắc để xác định số oxi hóa:

Quy tắc 1: trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng không

Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng không.

Quy tắc 3: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích ion của ion đó

Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất số oxi hóa của hidro bằng +1, số oxi hóa của oxi bằng -2

Hướng dẫn giải

O có số oxi hóa -2, H có số oxi hóa +1

→ số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion là

CO2: x + 2.(-2) = 0 → x = 4 → C có số oxi hóa +4 trong CO2

H2O: H có số oxi hóa +1, O có số oxi hóa -2

SO3: x + 3.(-2) = 0 → x = 6 → S có số oxi hóa +6 trong SO3

NH3: x + 3.1 = 0 → x = -3 → N có số oxi hóa -3 trong NH3

NO: x + 1.(-2) = 0 → x = 2 → N có số oxi hóa +2 trong NO

NO2: x + 2.(-2) = 0 → x = 4 → N có số oxi hóa +4 trong NO2

\(\mathop {{\rm{ }}C}\limits^{ + 4} \mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} ,\;\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop {{\rm{ }}O}\limits^{ - 2} ,\;\mathop {{\rm{ }}S}\limits^{ + 6} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} ,\;\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ - 3} \mathop {{H_3}}\limits^{ + 1} ,\;\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 2} \mathop {{\rm{ }}O}\limits^{ - 2} ,\;\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 4} \mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} ,\;\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ - 3} \mathop {H_4^ + }\limits^{ + 1} \)

Cu2+ có số oxi hóa là +2 

Na+ có số oxi hóa là +1

Fe2+ có số oxi hóa là +2

Fe3+ có số oxi hóa là +3,

Al3+ có số oxi hóa là +3.

6. Giải bài 6 trang 74 SGK Hóa học 10

Viết công thức phân tử của các chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.

Phương pháp giải

Dựa vào số oxi hóa của S để viết công thức phân tử.

Hướng dẫn giải

Công thức phân tử của những chất trong đó S có số oxi hóa -2, 0, +4, +6 lần lượt là: H2S, S, SO2, SO3.

7. Giải bài 7 trang 74 SGK Hóa học 10

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất , đơn chất và ion sau:

a)  H2S, S, H2SO3, H2SO­4.

b)  HCl, HClO, NaClO2, HClO3.

c)  Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.

d)  MnO4- , SO42- , NH4+.

Phương pháp giải

Ghi nhớ 4 quy tắc xác định số oxi hóa như trong sgk 10 - trang 73 để làm bài

Hướng dẫn giải

Câu a: O có số oxi hóa -2, H có số oxi hóa +1 trong các hợp chất

⇒ Số oxi hóa của S trong các chất:

H2S: 1.2 + x = 0 ⇒ x = -2 ⇒ số oxi hóa của S là -2 trong H2S

S đơn chất có số oxi hóa 0

H2SO3: 1.2 + x + 3.(-2) = 0 ⇒ x= 4 ⇒ S có số oxi hóa +4 trong H2SO3

H2SO4: 1.2 + x + 4.(-2) = 0 ⇒ x = 6 ⇒ S có số oxi hóa +6 trong H2SO4

Câu b: Tương tự số oxi hóa của Cl trong HCl, HClO, NaClO2, HClO3, HClO4 lần lượt là: -1, +1, +3, +5, +7.

Câu c: Tương tự số oxi hóa của Mn trong Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4 lần lượt là: 0. +2, +4, +7.

Câu d: Tương tự:

Số oxi hóa của Mn trong MnO4- là +7.

Số oxi hóa của S trong SO42- là +6.

Số oxi hóa của N trong NH4+ là -3.

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM