Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa - khử

Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SGK môn Hóa học 10 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa - khử

1. Giải bài 1 trang 88 SGK Hóa học 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là loại phản ứng oxi hoá - khử ?

A. Phản ứng hoá hợp.

B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng thế trong hoá vô cơ.

D. Phản ứng trao đổi.

Phương pháp giải

- Xem lại lý thuyết về phản ứng oxh - khử

- Khái niệm phản ứng trao đổi.

Hướng dẫn giải

Phản ứng trao đổi là một loại phản ứng hoá học, trong đó, các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. 

Đáp án D

2. Giải bài 2 trang 89 SGK Hóa học 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hoá - khử ?

A. Phản ứng hoá hợp                        

B. Phản ứng phân hủy

C. Phản ứng thế trong hoá vô cơ       

D. Phản ứng trao đổi.

Phương pháp giải

- Xem lại lý thuyết về phản ứng oxh - khử

- Khái niệm phản ứng thế, hóa hợp, phân hủy, trao đổi

Hướng dẫn giải

Phản ứng thế theo định nghĩa là phản ứng hóa học mà trong đó nguyên tử của nguyên tố này ở dạng đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.

Phản ứng thế trong hóa học vô cơ bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

Đáp án C

3. Giải bài 3 trang 89 SGK Hóa học 10

Cho phản ứng : M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + ...

Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không thuộc  loại phản ứng oxi hoá - khử ?

A. x = 1   

B. x = 2     

C. x = 1 hoặc x = 2            

D. x = 3

Chọn đáp án đúng.

Phương pháp giải

Để phản ứng không là phản ứng oxi hóa khử khi số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng không thay đổi

Hướng dẫn giải

Vì x = 3 thì số oxi hóa của M trước và sau phản ứng không thay đổi vẫn là +3

Đáp án D

4. Giải bài 4 trang 89 SGK Hóa học 10

Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây :

A. Sự oxi hoá một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó, là làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó tăng lên.

B. Chất oxi hoá là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó tăng sau phản ứng.

C. Sự khử một nguyên tô là sự thu thêm electron cho nguyên tố đó, làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó giảm xuống.

D. Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó giảm sau phản ứng.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về phản ứng oxh - khử

Hướng dẫn giải

A đúng.

B sai vì chất oxi hóa là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó giảm sau phản ứng.

C đúng.

D sai vì chất khử là chất cho electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó tăng sau phản ứng.

5. Giải bài 5 trang 89 SGK Hóa học 10

Hãy xác định số oxi hoá của các nguyên tố :

a) Nitơ trong NO, NO2, N2O5,  HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl.

b) Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2-

c) Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4; MnSO4.

d) Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3.

e) Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.

Phương pháp giải

Ghi nhớ 4 nguyên tắc trang 73 - sgk hóa 10 để xác định số oxi hóa của các nguyên tố

Hướng dẫn giải

Câu a: Đặt x là oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất trên, ta có:

Trong NO: x + (-2) = 0 → x = +2.

Trong NO2: x + 2.(-2) = 0 → x = +4.

Trong N2O5: 2x + 5.(-2) = 0 → x = +5.

Trong HNO3: (+1) +x + 3.(-3) = 0 → x = +5.

Trong HNO2: (+1) + x +2.(-2) = 0 → x = +3.

Trong NH3 : x + 3.(+1) = 0 → x = -3.

Trong NH3Cl: x + 4.(+1) +(-1) = 0 → x = -3.

Câu b: Tương tự câu a, ta có:

Số oxi hóa của Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4 lần lượt là: -1,  +1, +5, +7 và trong CaOCllà (-1; +1).

Câu c: Số oxi hóa của Mn trong MnO2, KMnO4, K2MnO4 và MnSO4 lần lượt là +4, +7, + 6 và +2.

Câu d: Số oxi hóa của Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O lần lượt là +6, + 3 và + 3

Câu e: Số oxi hóa của S trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2 lần lượt là -2, +4, +4, +6, -2 và -1.

6. Giải bài 6 trang 89 SGK Hóa học 10

Cho biết đã xảy ra sự oxi hoá và sự khử những chất nào trong những phản ứng thế sau :

a) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

b) Fe + CuSO4  → FeSO4 + Cu

c) 2Na + 2H2O  → 2NaOH + H2.

Phương pháp giải

Sự oxi hóa: là quá trình nhường e của chất khử

Sự khử: là quá trình nhận e của chất oxi hóa

Hướng dẫn giải

Sự oxi hoá và sự khử những chất trong phản ứng thế sau :

a) \(\mathop {Cu}\limits^0  + 2\mathop {Ag}\limits^{ + 1} N{O_3}\xrightarrow{{}}\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop {Ag}\limits^0  \downarrow \)

- Sự nhường electron của Cu được gọi là sự oxi hoá nguyên tử đồng.

- Sự nhận electron của ion bạc được gọi là sự khử ion bạc.

b) \(\mathop {Fe\,}\limits^0  + 2\mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4}\xrightarrow{{}}\mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4} + 2\mathop {Cu}\limits^0  \downarrow \)

- Sự nhường electron của sắt được gọi là sự oxi hoá nguyên tử sắt.

- Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

c) \(2\mathop {Na\,}\limits^0  + \,2\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} O\xrightarrow{{}}2\mathop {Na}\limits^{ + 1} OH\, + \mathop {{H_2}}\limits^0 \)

- Sự nhường electron của natri được gọi là sự oxi hoá nguyên tử natri.

- Sự nhận electron của ion hiđro gọi là sự khử ion hiđro

7. Giải bài 7 trang 89 SGK Hóa học 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, tìm chất oxi hoá và chất khử trong những phản ứng sau :

a) 2H2 + O2 → 2H2O          

b) 2KNO3 →  2KNO2 + O2

c) NH4NO2 → N2 + 2H2O   

d) Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3.

Phương pháp giải

Chất oxi hóa: là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng → xác định số oxi hóa trước và sau của các chất => tìm được chất oxi hóa.

Hướng dẫn giải

Chất khử và chất oxi hoá trong các phản ứng sau là 

\(a)\mathop {{H_2}}\limits^0  + \mathop {{O_2}}\limits^0 \xrightarrow{{{t^0}}}2\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2} \)

Chất khử : H2, chất oxi hoá : O2.

\(b)\,2K\mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \xrightarrow{{{t^0}}}2K\mathop N\limits^{ + 3} {O_2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \)

KNO3 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

\(c)\,\mathop N\limits^{ - 3} {H_4}\mathop N\limits^{ + 3} {O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}\mathop {{N_2}\,}\limits^0  + 2{H_2}O\)

NH4NO2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

\(d)\,\mathop {F{e_2}}\limits^{ + 3} {O_3} + 2\mathop {Al}\limits^0 \xrightarrow{{{t^0}}}2\mathop {Fe}\limits^0  + \mathop {A{l_2}}\limits^{ + 3} {O_3}\)

Chất khử: Al, chất oxi hoá: Fe2O3 

8. Giải bài 8 trang 90 SGK Hóa học 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hoá - khử sau :

a) Cl2 + 2HBr  → 2HCI + Br2

b) Cu + 2H2SO4  → CuSO4 + SO2 + 2H2O

c)  2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O

d)  2FeCl2 + Cl2  → 2FeCl3.

Phương pháp giải

Chất khử là chất nhường electron: số oxi hóa tăng sau phản ứng

Chất oxi hóa là chất nhận electron: số oxi hóa giảm sau phản ứng

Hướng dẫn giải

Vai trò các chất trong các phán ứng oxi hoá - khử sau là :

\(a)\,\mathop {C{l_2}}\limits^0  + 2H\mathop {Br}\limits^{ - 1} \xrightarrow{{}}2H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + \mathop {B{r_2}}\limits^0 \)

Chất oxi hóa là Cl2, chất khử là \(\mathop {B{\rm{r}}}\limits^{ - 1}\) (trong HBr).

b)\(\mathop {Cu}\limits^0  + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} \uparrow  + 2{H_2}O\)

Chất oxi hóa là \(\mathop S\limits^{ + 6}\) trong H2SO4, chất khử là Cu

\(c)\,2H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} + 3{H_2}\mathop S\limits^{ - 2} \xrightarrow{{}}3\mathop S\limits^0  + 2\mathop N\limits^{ + 2} O + 2{H_2}O\)

Chất oxi hóa là \(\mathop N\limits^{ + 5}\) (trong HNO3), chất khử là \(\mathop S\limits^{ - 2}\) (trong H2S)

\(d)\,2\mathop {Fe}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0 \xrightarrow{{}}2\mathop {Fe}\limits^{ + 3} \mathop {C{l_3}}\limits^{ - 1} \)

Chất oxi hóa là \({\mathop {Cl}\limits^0 _2}\) , chất khử là \(\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 2}\) (trong FeCl2)

9. Giải bài 9 trang 90 SGK Hóa học 10

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hoá ở mỗi phản ứng:

a) Al + Fe3O4 ⟶ Al2O3 + Fe

b) FeSO4 + KМnО4 + H2SO4 ⟶ Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

c) FeS2 + O2  ⟶  Fe2O3 + SO2          

d) KClO3 ⟶ KCl + O2

e) Cl2+ KOH ⟶ KCl + KClO3 + H2O.

Phương pháp giải

Các bước để cân bằng phản ứng oxi hóa khử

Bước 1: xác định số oxi hóa của các chất trước và sau phản ứng, để tìm chất khử và chất oxi hóa

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa khử, cân bằng mỗi quá trình

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử, sao cho tổng số electron chất nhận = chất nhường

Bước 4:  Đặt các  hệ số của chất khử và chất oxi hóa vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế

Hướng dẫn giải

a) 8Al + 3Fe3O4 ⟶ 4Al2O3 + 9Fe

\(\left. \matrix{2{\rm{A}}{l^0} - 2.3{\rm{e}} \to {\rm{2A}}{l^{ + 3}} \hfill \cr 3F{{\rm{e}}^{ + {8 \over 3}}} + 3.{8 \over 3}e \to 3F{{\rm{e}}^0} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 4} \cr { \times 3} \cr} \) 

Chất khử: Al

Chất oxi hóa \(Fe_3O_4\)

b) 10FeSO4 + 2KМnО4 + 8H2SO4 ⟶ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

\(\left. \matrix{2F{{\rm{e}}^{ + 2}} - 2{\rm{e}} \to 2F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr M{n^{ + 7}} + 5{\rm{e}} \to M{n^{ + 2}} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 5} \cr { \times 2} \cr} \) 

Chất khử: \(FeSO_4\)

Chất oxi hóa: \(KMnO_4\)

c) 4FeS2 + 11O2  ⟶ 2Fe2O3 + 8SO2

\(\matrix{
F{{\rm{e}}^{ + 2}} - 1{\rm{e}} \to F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr
2{{\rm{S}}^{ - 1}} - 2.5{\rm{e}} \to 2{{\rm{S}}^{ + 4}} \hfill \cr} \)

\(\left. \matrix{Fe{S_2} - 11e \to F{e^{ + 3}} + 2{S^{ + 4}} \hfill \cr O_2^0 - 2.2e \to 2{O_2} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 4} \cr { \times 11} \cr} \) 

Chất khử: \(FeS_2\)

Chất oxi hóa: \(O_2\)

d) 2KClO3 ⟶ 2KCl + 3O2

\(\left. \matrix{C{l^{ + 5}} + 6e \to Cl \hfill \cr 2{O^{ - 2}} - 2.2e \to {O_2} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 2} \cr { \times 3} \cr} \)

\(KClO_3\) vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

e) 3Cl2 + 6KOH \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\)  5KCl + KClO3 + 3H2O.

\(\left. \matrix{Cl_2^0 - 10e \to 2C{l^{ + 5}} \hfill \cr Cl_2^0 + 2e \to 2C{l^{ - 1}} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 1} \cr { \times 5} \cr} \)

\(Cl_2\) vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

10. Giải bài 10 trang 90 SGK Hóa học 10

Có thể điều chế MgCl2 bằng 

- Phản ứng hoá hợp

- Phản ứng thế

- Phản ứng trao đổi.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

Phương pháp giải

Để điều chế được MgCl2 

→ Chọn chất ban đầu phải 1 chất chứa nguyên tố Mg, 1 chất chứa nguyên tố Cl2 

Hướng dẫn giải

Điều chế MgCl2 bằng :

- Phản ứng hoá hợp : Mg + Cl2 → MgCl2

- Phản ứng thế :  Mg + CuCl2  → MgCl2 + Cu↓

- Phản ứng trao đổi : Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2+  2H2O

11. Giải bài 11 trang 90 SGK Hóa học 10

Cho những chất sau : CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2.

a) Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hoá - khử và viết phương trình phản ứng.

b) Cho biết chất oxi hoá, chất khử, sự oxi-hoá và sự khử trong những phản ứng hoá học nói trên.

Phương pháp giải

a) những cặp chất có phản ứng với nhau mà các chất có sự thay đổi số oxi hóa thì là phản ứng oxi hóa khử

b) Chất oxi hóa: là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng

Chất khử: là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng

Hướng dẫn giải

Những cặp chất xảy ra phản ứng oxi hoá - khử :

(1) CuO + H2 → Cu + H2O

(2) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

b) Trong phản ứng (1) :

\(\mathop {Cu}\limits^{ + 2} O + \mathop {{H_2}}\limits^0 \xrightarrow{{{t^0}}}\mathop {Cu}\limits^0  + \mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} O\)

- Nguyên tử hiđro nhường electron là chất khử, sự nhường electron của H2 được gọi là sự oxi hoá nguyên tử hiđro.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Trong phản ứng (2) :

\(\mathop {Mn}\limits^{ + 4} {O_2} + 4H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \xrightarrow{{{t^0}}}\mathop {Mn}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0  + 2{H_2}O\)

-  Ion Clo nhường electron là chất khử. Sự nhường electron của Cl được gọi là sự oxi hoá ion clo.

-  Ion Mn nhận electron là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion Mn được gọi là sự khử ion Mn.

12. Giải bài 12 trang 90 SGK Hóa học 10

Hòa tan 1,39g muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch KMnO4 0,1 M. Tính thể tích dung dịch KMnO4, tham gia phản ứng.

Phương pháp giải

Đổi số mol của FeSO4.7H2O

Viết PTHH xảy ra: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4  → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 +  8H2O

Tính số mol KMnOtheo số mol của FeSO→ thể tích của KMnO

Hướng dẫn giải

Số mol muối FeSO4.7H2O là:

nFeSO4.7H2O = 1,337 / 278 = 0,005 mol = nFeSO4

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4  → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 +  8H2O

10 mol         2 mol

0,005mol  → 0,001 mol

Thể tích dung dịch KMnO4, tham gia phản ứng là:

V KMnO4 = 0,001 / 0,1 = 0,01 lít

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM