Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 17: Phản ứng oxi hóa khử

Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SGK môn Hóa học 10 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 17: Phản ứng oxi hóa khử

1. Giải bài 1 trang 82 SGK Hóa học 10

Cho các phản ứng sau:

A. 2HgO → 2Hg + O2     

B. СаСОз → CaO + CO2.   

C. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

D. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử.

Phương pháp giải

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó đồng thời xảy ra sự oxi hóa và sự khử. Tức số oxi hóa của các chất trước và sau phản ứng thay đổi.

Hướng dẫn giải

Những phản ứng theo đề bài cho, phản ứng oxi hóa khử là

2HgO → 2Hg + O2

Hg2+ + 2e → Hg0

2O2- → O2 + 4e

Còn các phản ứng khác không phải là phản ứng oxi hóa khử

2. Giải bài 2 trang 82 SGK Hóa học 10

Cho các phản ứng sau :

A. 4NH3 + 5O2  → 4NO + 6H2O

B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

C. NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O

D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.

Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử ?

Phương pháp giải

NHđóng vai trò là chất khử khi số oxi hóa của NHtăng sau phản ứng → các phản ứng còn lại NH

sẽ đóng vai trò là chất oxi hóa

Hướng dẫn giải

A,B,C số oxi hóa của NHđều tăng sau phản ứng → đóng vai trò là chất khử

→ ở phản ứng D NH3  đóng vai trò là môi trường

Đáp án D

3. Giải bài 3 trang 83 SGK Hóa học 10

Trong số các phản ứng sau :

A. HNO3 + NaOH → NaNO3 +   H2O

B. N2O5+ H2O → 2HNO3

C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O

D. 2Fe(OH)3  → Fe2O3 + 3H2O.

Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử.

Phương pháp giải

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó đồng thời xảy ra sự oxi hóa và sự khử( tức các chất có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng) → tìm ra được phản ứng oxi hóa khử.

Hướng dẫn giải

Trong các phản ứng trên chi có phản ứng C là phản ứng oxi hoá - khử vì có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

Đáp án C

4. Giải bài 4 trang 83 SGK Hóa học 10

Trong phản ứng : 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO

NO2 đóng vai trò gì ?

A. Chỉ là chất oxí hoá.

B. Chỉ là chất khử.

C. Là chất oxi hoá, nhưng đồng thời cũng là chất khử.

D. Không là chất oxi hoá, không là chất khử.

Chọn đáp án đúng.

Phương pháp giải

Viết phương trình oxi hóa khử

Hướng dẫn giải

NO2 đóng vai trò vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử 

Đáp án C

5. Giải bài 5 trang 83 SGK Hóa học 10

Phân biệt chất oxi hoá và sự oxi hoá, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về phản ứng oxh - khử

Hướng dẫn giải

Chất oxi hoá là chất nhận electron.

Sự oxi hoá một chất là làm cho chất đó nhường electron.

Chất khử là chất nhường electron.

Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.

Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hoá nguyên tử sắt.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

6. Giải bài 6 trang 83 SGK Hóa học 10

Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử ? Lấy ba thí dụ.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về phản ứng oxh - khử

Hướng dẫn giải

Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.

Thí dụ:

\(\begin{array}{l}
\mathop {{H_2}}\limits^0  + \mathop {C{l_2}}\limits^0  \to 2\mathop H\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \\
\mathop {Fe}\limits^0  + 2\mathop H\limits^{ + 1} Cl \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {{H_2}}\limits^0 \\
2FeC{l_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0  \to 2\mathop {Fe}\limits^{ + 3} \mathop {C{l_3}}\limits^{ - 1} 
\end{array}\)

7. Giải bài 7 trang 83 SGK Hóa học 10

Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron :

a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Cl2 và H2O.

b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O.

c) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SOđặc, nóng thu được MgSO4, S và H2O.

Phương pháp giải

- Lập PTHH

- Xác định số oxi hóa

- Viết quá trình oxi hóa khử

- Tìm hệ số thích hợp

Hướng dẫn giải

a. \(\begin{array}{l}
\mathop {Mn}\limits^{ + 4} {O_2} + 4H\mathop {C{l_d}}\limits^{ - 1}  \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0  + 2{H_2}O\\
\left\{ \begin{array}{l}
\mathop {Mn}\limits^{ + 4}  + 2e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} \\
2\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  \to C{l_2} + 2e
\end{array} \right.
\end{array}\)

b. \(\begin{array}{l}
\mathop {Cu}\limits^0  + 4H\mathop N\limits^{ + 3} {O_{3\;d}} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop N\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}O\\
\begin{array}{*{20}{c}}
{1 \times }\\
\;\\
{1 \times }
\end{array}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\mathop {Mn}\limits^{ + 4}  + 2e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} }\\
\;\\
{2\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  \to C{l_2} + 2e}
\end{array}} \right.
\end{array}\)

c. \(\begin{array}{l}
3\mathop {Mg}\limits^0  + 4{H_2}\mathop S\limits^{ + {6^0}} {O_4}3\mathop {Mg}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop S\limits^0  \downarrow  + 4{H_2}O\\
\begin{array}{*{20}{c}}
{3 \times }\\
\;\\
{1 \times }
\end{array}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\mathop {Mg}\limits^0  \to \mathop {Mg}\limits^{ + 2}  + 2e}\\
\;\\
{\mathop S\limits^{ + 6}  + 6e \to \mathop S\limits^0 \;\;\;\;}
\end{array}} \right.
\end{array}\)

8. Giải bài 8 trang 83 SGK Hóa học 10

Cần bao nhiêu gam đồng để khử hoàn toàn lượng ion bạc có trong 85 ml dung dịch AgNO3 0,15M ?

Phương pháp giải

Bước 1: đổi số mol AgNO3

Bước 2: Viết PTHH xảy ra: Cu + 2AgNO3  → Cu(NO3)2 + 2Ag

Bước 3: tính toán số mol Cu theo số mol của AgNO3

Hướng dẫn giải

\( n_{AgNO_{3}}\) = \( \dfrac{0,15.85}{1000}\) = 0,01275 mol

Phương trình hoá học của phản ứng :

Cu + 2AgNO3  → Cu(NO3)2 + 2Ag

1mol  2mol

x mol ← 0,01275 mol

x = \( \dfrac{0,01275}{2}\) =  0,006375 mol

mCu tham gia phản ứng : 0,006375 X 64 = 0,408 g.

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM