Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) Ngữ văn 12 siêu ngắn

Luật trong thơ ca cũng là một đơn vị kiến thức khá quan trọng và căn bản. Bài học Luật thơ Ngữ văn 12 hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về luật thơ,đồng thời rèn kĩ năng giải bài tập. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Nét tương đồng: Gieo vần cách, mỗi câu thơ đều có năm tiếng, các thanh bằng trắc cũng đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

- Khác nhau:

+ Sóng - Xuân Quỳnh: Vần: sử dụng linh hoạt, có vần cách, có vần chân. Số câu không hạn định. Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2. Không bắt buộc đối B/T.

+ Mặt trăng - khuyết danh: Vần: một vần, vần cách. Số câu không hạn định. Nhịp lẻ 2/3. Hài thanh yêu cầu về đối thanh, đối  nghĩa.

2. Soạn câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Đưa người ta không đưa qua sông

   B          B  B      B      B      B    B

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

  B    T     T       T     T    B     Bv

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

     T        B      B       T           B       B    T

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

     B   B      B       B      B     T      Bv

- Thơ thất ngôn truyền thống: gieo vần chân, nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Còn thơ bảy tiếng hiện đại: gieo vần lưng, vần liền. Đổi mới hơn so với thơ truyền thống thì thơ hiện đại không bị ràng buộc luật  thơ.

3. Soạn câu 3 trang 128 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Niêm: không đối.

- Dòng 1: Vị trí tiếng (2) B, (4) T, (6) B, (7) Bv.

- Dòng 2: Vị trí tiếng (2) T, (4) B, (6) T, (7) Bv.

- Dòng 3: Vị trí tiếng (2) T, (4) B, (6) T, (7) T.

- Dòng 4: Vị trí tiếng (2) B, (4) T, (6) B, (7) Bv.

4. Soạn câu 4 trang 128 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)

    T     T         B    B            B      T   T

Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)

      B    B        B     T       T      B     Bv

Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (2-2-3) (4-3)

     B      B      T    T       B     B   T

Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)

     T   T    B      B     T    T    Bv

- Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng)  và là vần bằng (B). Ngắt nhịp: 4- 3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú). Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM