Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) phần hai: Tác phẩm Ngữ văn 12 siêu ngắn

Nhằm giúp các em chuẩn bị bài học tốt hơn trước khi đến lớp, eLib mời các em tham khảo bài soạn văn Việt bắc được biên soạn và tổng hợp đầy đủ dưới đây. Mong rằng bài soạn sẽ mang đến cho các em những gợi ý hay và bổ ích làm cơ sở để tiếp thu bài mới. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) phần hai: Tác phẩm Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

  • Tháng 10 năm 1954, các chiến sĩ rời chiến khu về thủ đô sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thấy được tình cảm quyến luyến, yêu quý của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này.
  • Tâm trạng: lưu luyến, bịn rịn giữa người đi – kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.
  • Lối đối đáp: cách xưng hô mình- ta.

2. Soạn câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên:

  • Thiên nhiên Việt Bắc: Trăng lên đầu núi: ánh trăng thanh bình giữa núi rừng; Nắng chiều lưng nương; Bản khói cùng sương: những bản làng chìm trong sương; Hình ảnh bếp lửa: sớm hôm bếp lửa người thương đi về; Cảnh rừng nứa, bờ tre,...⇒ Cảnh thiên nhiên Việt Bắc qua bốn mùa với những nét đặc trưng riêng
  • Nhớ về con người Việt Bắc: Nhớ người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mạng; Nhớ những kỉ niệm đầy ắp vui tươi, ấm áp giữa bộ đội và người dân Việt Bắc: lớp học i tờ, những giờ liên hoan; Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.

3. Soạn câu 3 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Trong hồi tưởng, tác giả nhớ về những kỉ niệm kháng chiến :

  • Cả dân tộc chất chứa căm thù thực dân đế quốc : Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.   
  • Thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn đầy lạc quan : Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
  • Đó là vẻ đẹp của “thế trận” rừng núi đã cùng ta đánh giặc : “Nhớ khi giặc đến ...quân thù”.
  • Đó là khung cảnh hùng tráng của bức tranh “Việt Bắc xuất quân”, đầy hào khí, chỉ mới ra quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay.

4. Soạn câu 4 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

  • Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.
  • Sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” thường thấy trong ca dao.
  • Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng...
  • Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

  • Đại từ xưng hô “ta– mình” quen gặp trong ca dao, quen thuộc trong cách xưng hô của các lứa đôi ngày xưa.
  • Hai đại từ ấy có sự hoán đổi cho nhau, khó tách rời, tuy hai mà một, tuy một mà hai.
  • Tố Hữu tự phân thân để giãi bày tâm trạng của tình yêu thương trên quê hương đất nước.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Phân tích đoạn thơ: 
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
……………..
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Gợi ý làm bài

  • Nội dung: bức tranh tứ bình về bốn mùa trong năm với cảnh quan đẹp tuyệt diệu của núi rừng Tây Bắc.Ở đó con người hiện lên hài hòa, to lớn với những phẩm chất cao quý về sự cần cù, chịu khó, thông minh hi sinh tất cả vì tiếng hát hòa bình vì độc lập tự do của tổ quốc
  • Nghệ thuật: thơ lục bát, từ láy, hoán dụ, chấm phá, hình ảnh đậm đà tính dân tộc…
Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM