Soạn bài Phó từ Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được khái niệm, các loại phó từ. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích phó từ trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Phó từ Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Phó từ là gì?

1.1. Soạn câu 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

a. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đây quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất - nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

(Em bé thông minh)

b. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

(Tô Hoài)

Phân tích những từ in đậm trong ngữ liệu trên như sau:


1.2. Soạn câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Các từ in đậm trên là phó từ và chúng có vị trí là nằm trước cụm động từ và cụm tính từ trong câu văn. Phó từ là hư từ, nó không có khả năng gọi tên sự vật, hiện tượng như danh, động, tính.

2. Các loại phó từ

2.1. Soạn câu 1 trang 13 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

a. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

b. Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ…

(Tô Hoài)

c. […] không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

(Tô Hoài)

Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm:

a. Phó từ “lắm” bổ sung cho tính từ “chóng”.

b. Phó từ “đừng”, "vào" bổ sung cho động từ “trêu”.

c. Phó từ “không” và “ đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trông thấy”, phó từ “đang” bổ sung ý nghĩa cho động từ “loay hoay”.

2.2. Soạn câu 2 trang 13 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Điền các phó từ ở những bài tập trên vào bảng như sau:

2.3. Soạn câu 3 trang 13 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Phó từ bổ sung ý nghĩa thời gian: sẽ, sắp.

- Phó từ bổ sung ý nghĩa khả năng: có thể.

- Phó từ bổ sung ý nghĩa tần số: Thường, thỉnh thoảng, luôn luôn…

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 14 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

a. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng rậm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

(Tô Hoài)

b. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước làng giềng.

(Em bé thông minh)

- "Thế là mùa xuân mong ước đã đến" (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian).

- "Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo" (không - phó từ chỉ sự phủ định; còn - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự).

- "Cây hồng bì đã cởi bỏ hết" (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian).

- "Các cành cây đều lấm tấm màu xanh" (đều - phó từ chí sự tiếp diễn tương tự).

- "Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những..." (đương, sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian; lại - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự; ra - phó từ chỉ kết quả và hướng).

- "Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ" (cũng - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian).

- "Mùa xuân xinh đẹp đã về!" (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian).

- "Thế là các bạn chim bay đi tránh rét cũng sắp về!" (cũng - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian).

- "Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ" (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian; được - phó từ chỉ kết quả).

3.2. Soạn câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Dế Mèn là nhân vật vô cùng kiêu căng và tự đại, Dế Mèn tự tin vào vẻ đẹp của mình nên rất xem thường Dế Choắt. Dế Mèn trông thấy chị Cốc đang mò cua bắt ốc ở bãi lầy ven sông liền cất tiếng hát véo von trêu chọc. Chị Cốc vô cùng tức giận đi lò dò về phía tổ Dế Mèn khiến Dế Mèn khiếp sợ chui tọt vào tổ. Chị Cốc vừa thấy Dế Choắt liền nghĩ rằng Dế Choắt trêu mình nên đã dùng mỏ nhọn hoắt mổ chết Dế Choắt.

-> Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “dùng”.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM