Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về phần văn trong chương trình Ngữ văn 6. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 154 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Liệt kê tên các văn bản đã học là:

- Con Rồng cháu Tiên.

- Bánh chưng, bánh giầy.

- Thánh Gióng.

- Sự tích hồ Gươm.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Sọ Dừa.

- Thạch Sanh.

- Em bé thông minh.

- Cây bút thần.

- Ông lão đánh cá và con cá vàng.

- Bài học đường đời đầu tiên.

- Sông nước Cà Mau.

- Bức tranh của em gái tôi.

- Vượt thác.

- Buổi học cuối cùng.

- Đêm nay Bác không ngủ.

- Lượm.

- Mưa.

- Cô Tô.

- Cây tre Việt Nam.

- Lòng yêu nước.

- Lao xao.

- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

- Động Phong Nha.

2. Soạn câu 2 trang 154 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Nhắc lại tên các thể loại đã học trong chương trình Ngữ văn 6:

- Truyền thuyết: 

+ Truyện truyền thuyết thường kể về những anh hùng lịch sử mang tầm vóc lớn lao, giúp ích cho dân tộc.

+ Loại truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử quá khứ, có sử dụng các yếu tố kì ảo.

+ Thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện.

- Truyện cổ tích:

+ Truyện cổ tích thường hướng đến kể về cuộc đời của những nhân vật thấp bé trong xã hội như nói đến cuộc đời của những nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật…

+ Truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo.

- Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn mang đến những bài học vô cùng ý nghĩa cho con người, đây được xem là loại truyện kể bằng văn xuôi, hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ con người, răn dạy những bài học nào trong đó.

- Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

- Truyện trung đại: 

+ Truyện trung đại văn xuôi chữ Hán thường có những đề tài rất đa dạng và phong phú, mang tính giáo huấn ý nghĩa và có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại.

+ Ngôn ngữ miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ miêu tả của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại.

- Văn bản nhật dụng: Văn bản nhật dụng thường là những văn bản chuyển tải những nội dung ý nghĩa với cộng đồng, xã hội và có nội dung gần gũi, bức thiết với đời sống con người, cộng đồng trong xã hội hiện đại: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền con người, ma túy…

3. Soạn câu 3 trang 154 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Phân tích một văn bản mà em yêu thích: Chọn phân tích tác phẩm "Sông nước Cà Mau:

Bài văn “Sông nước Cà Mau” được trích từ chương XVIII truyện “Đất rừng phương Nam” (1987) của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam của Tổ quốc.

Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung giới thiệu về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điểm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là “trên con thuyền” xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.

Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”...

Sau đó con thuyền của nhà văn đến chợ nổi Năm Căn, đây là nơi các thuyền chở đầy những loại hoa quả, hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Đây cũng là một đặc trưng tiêu biểu của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Sông Năm Căn được miêu tả với một không gian rộng lớn, con sông này rộng đến “hàng ngàn thước”, nước ở con sông này cũng dồi dào, đặc biệt nước ở các con kênh, con rạch khác đổ vào ầm ầm như thác nước. Trong văn bản “Sông nước Cà Mau” thì sự đông vui, nhộn nhịp của chợ nổi Năm Căn thể hiện thông qua những chi tiết rất sống động, chân thực.

Ở đoạn trước, tác giả đặc tả cảnh sông nước Năm Căn; đến đoạn này, ông miêu tả cuộc sống của con người trên sông nước. Chợ Năm Căn rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi… những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông… những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi… Chợ Năm Căn tập trung đặc điểm của các chợ họp trên sông của vùng sông nước Cửu Long. Những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người ta có thể cập thuyên lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sản hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Chợ còn là sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán, kẻ mua thuộc nhiều dân tộc: người Việt, người Hoa, người Khơ-me, người Chà Châu Giang. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Bằng ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động, qua đoạn văn “Sông nước Cà Mau”, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp cho người đọc tưởng tượng ra trước mắt cảnh thiên nhiên kì thú của sông nước Cà Mau và càng thêm yêu mến con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.

(Sưu tầm)

4. Soạn câu 4 trang 154 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Có rất nhiều nhân vật chính trong các văn bản đã học nhưng em thích nhất nhân vật Dế Mèn:

+ Có thân hình mạnh khỏe, hào nhoáng, thu hút người nhìn.

+ Biết ăn uống điều độ, luyện tập khoa học.

+ Ham thích phiêu lưu, khám phá.

+ Biết hối lỗi, tự rút ra bài học.

5. Soạn câu 5 trang 154 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Nhìn chung, những thể loại đã học trong chương trình Ngữ văn 6 đa số được tác giả sử dụng phương thức biểu đạt đều giống nhau cả.

- Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong quá trình thuật truyện.

6. Soạn câu 6 trang 154 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Liệt kê những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc ta:

- Sông nước Cà Mau.

- Đêm nay Bác không ngủ.

- Lượm.

- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.

- Lòng yêu nước.

- Cây tre Việt Nam.

7. Soạn câu 7 trang 154 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Các yếu tố Hán Việt:

+ "Thám": thăm dò.

+ "Minh": sáng.

+ "Tuấn": tài giỏi hơn người.

+ "Trường": dài.

Ngày:13/01/2021 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM