Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em bước đầu nắm được định nghĩa truyện ngụ ngôn, hiểu được nội dung và ý nghĩa sâu sắc của truyện "Ếch ngồi đáy giếng". Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Sở dĩ ếch coi bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể vì những lí do sau:

- Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

- Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó.

- Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.

=> Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan.

2. Soạn câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Hình ảnh chú ếch khi ra khỏi giếng, vẫn tưởng mình là một vị chúa tể: "nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh".

- Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

+ Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung.

+ Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn.

+ Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan.

=> Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi.

3. Soạn câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

 Truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" nhằm nêu lên những bài học ý nghĩa sâu sắc như sau:

+ Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết.

+ Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.

+ Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.

+ Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn. Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.

=> Ý nghĩa: Phê phán kẻ kiêu ngạo, huênh hoang. Khuyên bảo, nhắc nhở con người luôn cần mở rộng hiểu biết với thế giới.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 101 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Những câu văn được xem là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung và ý nghĩa của truyện là:

- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

- Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

- Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 101 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Chúng ta rất dễ dàng bắt gặp rất nhiều trường hợp và hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”:

- Một số học sinh có lực học khá giỏi thường tự mãn khi đi thi đấu với các bạn trường khác lại thất bại.

- Một số người thường khiêm tốn và tự nhận sự hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM