Bài 1: Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Bài 1: Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản sau đây để tìm hiểu về các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và hàm tổng cầu dự kiến, tổng cầu chi tiêu dự kiến... Chúc các bạn học tốt!

Bài 1: Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản

1. Nhu cầu tiêu dùng và tiết kiệm

Trong mô hình lý thuyết, thì thu nhập khả dụng: Yd = Y - T; và thu nhập khả dụng sẽ được phân bổ cho tiêu dùng và tiết kiệm:

Yd = C + S.

Với giả định không có chính phủ nên thuế ròng T = 0, có nghĩa là Yd = Y, cho phép chúng ta viết Y = C + S.

Tiêu dùng của hộ gia đình (C) là lượng tiền mà các hộ gia đình chi ra để mua sắm những hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân, bao gồm tiêu dùng sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm, quần áo...; tiêu dùng sản phẩm lâu bền như ti vi, tủ lạnh, xe hơi... và chi tiêu cho dịch vụ như điện, nước, y tế, điện thoại, internet, du lịch v.v...

Nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình phụ thuộc vào các nhân tố như: thu nhập khả dụng (Yd); của cải hay tài sản (W); lãi suất (r)....

Chúng ta có thể diễn tả mối quan hệ của tiêu dùng phụ thuộc vào các nhân tố nêu trên bằng dạng hàm sau:

C = f(Yd, W,r...)

Thu nhập khả dụng (Yd): Nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu và xây dựng lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng để giải thích mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng, trong đó nổi bật là các nhà kinh tế hàng đầu: John Maynard Keynes, Simon Kuznets, Irving Fisher, Franco Modigliani và Milton Friedman.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu nghiên cứu của Keynes về hàm tiêu dùng trong tác phẩm "Lý thuyết tổng quát" xuất bản năm 1936.

Để dễ dàng hiểu được cơ sở xây dựng hàm tiêu dùng của Keynes, chúng ta lấy ví dụ sau đây:

Bảng 3.1:

Yd

c

s

APC

APS

MPC

MPS

2.000

2.150

-150

1,075

-0,075

0,95

0,90

0,80

0,75

0,05

0,10

0,20

0,25

3.000

3.100

-100

1,033

-0,033

4.000

4.000

0

1

0

5.000

4.800

200

0,96

0,04

6.000

5.550

450

0,925

0.075

Khuynh hướng tiêu dùng trung bình, ký hiệu là APC, là tỷ lệ phần trăm tiêu dùng chiếm trong thu nhập khả dụng:

\(APC = \frac{C}{Yd}\)                                    (3.1)

Khuynh hướng tiết kiệm trung bình, ký hiệu là APS, là tỷ lệ phần trăm tiết kiệm chiếm trong thu nhập khả dụng:

\(APS = \frac{S}{Yd} = \frac{Yd-C}{Yd}\)

\(\implies APS = 1-APC\)                     (3.2)

Khuynh hướng tiêu dùng biên, ký hiệu là MPC, là phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị:

\(MPC = \frac{\Delta C}{\Delta Yd}\)                                   (3.3)

Khuynh hướng tiết kiệm biên, kỷ hiệu là MPS, là phần tiết kiệm tăng thêm khi thu nhập khả dụng tàng thêm 1 đơn vị:

\(MPS = \frac{\Delta S}{\Delta Yd} = \frac{\Delta Yd - \Delta C}{\Delta Yd}\)

\(\implies MPS = 1-MPC\)                      (3.4)

Dựa vào quan sát ngẫu nhiên và phân tích tâm lý của người tiêu dùng, Keynes đưa ra 3 nhận định để phỏng đoán hàm tiêu dùng:

  • Thứ nhất, ông cho rằng: "quy luật tâm lý cơ bản của người tiêu dùng là khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ quyết định tăng tiêu dùng nhùng với mức tăng ít hơn mức tăng thu nhập", nghĩa là khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) có giá trị 0 < MPC < 1 Thứ hai, khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC) có xu hướng giảm khi thu nhập (Yd) tăng Thứ ba, thu nhập khả dụng là nhân tố quan trọng nhất quyết định tiêu dùng và tiết kiệm của các hộ gia đình. Khi thu nhập khả dụng tăng lên, thì tiêu dùng và tiết kiệm của các hộ gia đình cũng tăng lên và ngược lại.

C = f(Yd)

Khi Keynes đưa ra hàm tiêu dùng, các nhà kinh tế đã thu thập số liệu để kiểm định phỏng đoán của ông. Ban đầu khi thu thập và nghiên cứu chuỗi số liệu trong thời gian ngắn thì đúng như phỏng đoán của Keynes, nghĩa là APC giảm khi thu nhập tăng và thu nhập quyết định tiêu dùng.

Nhưng qua thu thập và nghiên cứu số liệu vế thu nhập và tiêu dùng trong thời gian dài từ năm 1869 đến những năm 1940, nhà kinh tế Simon Kuznets đã phát hiện ra rằng APC rất ổn định trong thời gian dài, mặc dù thu nhập tăng đáng kể trong suốt thời gian ông nghiên cứu. Phát hiện này đã bác bỏ phỏng đoán của Keynes cho rằng APC giảm khi thu nhập tăng.

Chính phát hiện này đã thúc đẩy các nhà kinh tế học tiếp tục đi sâu nghiên cứu về tiêu dùng. Nhà kinh tế học I.Fisher nhận thấy tiêu dùng của các hộ gia đình không chỉ phụ thuộc vào thu nhập hiện tại, mà còn phụ thuộc vào thu nhập dự kiến trong cả cuộc dời. Sau đó trên nền tảng này được tiếp tục nghiên cứu làm rõ, thể hiện trong 2 công trình nghiên cứu nối bật là Giả thuyết vòng đời của Franco Modigliani và Giả thuyết thu nhập thường xuyên của Milton Friedman.

  • Giả thuyết vòng đời của Franco Modigliani nhấn mạnh thu nhập thay đổi một cách có hệ thống trong suốt cuộc đời, đặc biệt thu nhập sẽ giảm khi nghỉ hưu. Để duy trì mức sống ổn định suốt đời, người ta phải tiết kiệm và tích luỹ tài sản trong thời gian làm việc có thu nhập cao, để bù dắp cho tiêu dùng trong thời kỷ nghỉ hưu có thu nhập thấp. Giả thuyết thu nhập thường xuyên của Milton Friedman khẳng định thu nhập của con người có thể có những thay đổi tạm thời và ngẫu nhiên. Friedman cho rằng thu nhập hiện tại là tổng cộng của thu nhập thường xuyên và thu nhập tạm thời. Thu nhập thường xuyên là thu nhập dự kiến tiếp tục duy trì trong suốt đời, còn thu nhập tạm thời là thu nhập không chắc chắn, bất ngờ và không lâu dài. Do đó theo ông tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập thường xuyên.

Trong thực tế các hộ gia đình có thể tiêu dùng nhiều hơn thu nhập hiện tại do có thể đi vay mượn, vì kỳ vọng vào thu nhập cao hơn trong tương lai. Sinh viên có thể vay tiền để đi học, sinh hoạt vì tin rằng sau khi tốt nghiệp họ sẽ có thu nhập để trang trải.

Ngoài ra hộ gia đình cũng nhìn vào tài sản đang có, vào lãi suất ngân hàng để quyết định tiêu dùng.

  • Tài sản (W): cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu dùng. Khi tài sản tích luỹ tăng lên, thì tiêu dùng của hộ gia đình cũng tăng và ngược lại. Lãi suất (r): gần như lãi suất không ảnh hưởng đến phần tiêu dùng cho sản phẩm thiết yếu, chỉ ảnh hưởng đến phần tiêu dùng cho sản phẩm lâu bền. Khi lãi suất tăng đáng kể, các hộ gia đình sẽ hoãn mua các sản phẩm lâu bền.

Như vậy, tiêu dùng của hộ gia đình (C) phụ thuộc đồng biến với thu nhập khả dụng (Yd), đồng biến với của cải (W), và nghịch biến với lãi suất (r)...

Tất cả các yếu tố trên có một tầm quan trọng nhất định, nhưng ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất là thu nhập khả dụng.

Do đó hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm sẽ được xây dựng trong mối quan hệ với thu nhập khả dụng:

C = f(Yd)

S = f(Yd).

1.1 Hàm tiêu dùng

Hàm tiêu dùng phản ánh mức tiêu dùng dự kiến tương ứng ở mỗi mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình (C) có quan hệ đồng biến với thu nhập khả dụng (Yd). Một cú sốc trong nền kinh tế làm giảm thu nhập khả dụng sẽ dẫn đến sự hạn chế trong tiêu dùng và ngược lại.

Dựa vào số liệu có sẵn về thu nhập khả dụng và tiêu dùng qua nhiều năm hay nhiều kỳ, bằng phương pháp hồi qui tuyến tính, chúng ta xây dựng được hàm tiêu dùng có dạng tổng quát như sau:

\(C = Co + Cm\cdot Yd \quad (Cm \geq 0)\)

Trong đó, về mặt đại số Co và Cm là hai tham số của hàm tuyến tính, cụ thể Co là tung độ góc và Cm là hệ số góc hay độ dốc của đường C.

Về mặt ý nghĩa trong phân tích kinh tế, Co được gọi là tiêu dùng tự định, là mức tiêu dùng tối thiểu, độc lập với thu nhập khả dụng. Nói cách khác nếu trong giai đoạn nào đó không có thu nhập (Yd = 0), các hộ gia đình cũng phải tiêu dùng một mức tối thiểu Co, bằng cách đi vay mượn hay tiêu vào khoản tiết kiệm.

Cm là tiêu dùng biên hay được gọi đầy đủ là khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC - Marginal Propensity to Consume), phản ánh mức thay đổi của tiêu dùng khi Yd thay đổi 1 đơn vị:

\(Cm = MPC = \frac{\Delta C}{\Delta Yd}\)

Ví dụ 1: Với hàm tiêu dùng có dạng:

C = 800 + 0,6Yd                          (đơn vị tính của C và Yd là tỷ đồng)

Thì mức tiêu dùng tự định (Co), không phụ thuộc vào Yd là 800 tỷ đồng và khuynh hướng tiêu dùng biên (Cm hay MPC) là 0,6, nghĩa là khi Yd tăng thêm 1 tỷ đồng thì các hộ gia đình có xu hướng tăng tiêu dùng thêm 0,6 tỷ đồng.

1.2 Hàm tiết kiệm

Thu nhập khả dụng được sử dụng cho hai mục đích tiêu dùng và tiết kiệm:

Yd = C + S

\(\Delta Yd = \Delta C + \Delta S\)

\(\text{Hay } S = Yd-C \text{ và } \Delta S = \Delta Yd - \Delta C\)

  • Nếu: \(C < Yd, \rightarrow S>0\): hộ gia đình đang tiết kiệm. Nếu \(C = Yd \rightarrow S=0\): hộ gia đỉnh không tiết kiệm cùng không đi vay, trong kinh tế học thuật ngữ điểm trung hòa hay điểm vừa đủ được sử dụng trong trường hợp này. Nếu \(C > Yd \rightarrow S<0\): hộ gia đình tiêu dùng nhiều hơn thu nhập của họ. Điều này thường đúng với những người đã nghỉ hưu, họ tiêu dùng vào tài sản hiện có hay tiền tiết kiệm, và cùng đúng đối với những người kỳ vọng vào thu nhập cao trong tương lai, nên vay tiền để tiêu dùng trong hiện tại (hình 3.1).

  • Hàm tiết kiệm phản ánh mức tiết kiệm dự kiến tương ứng ở mỗi mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.

Dựa vào mối quan hệ đã phân tích, hàm tiết kiệm được suy ra từ hàm tiêu dùng như sau:

S = Yd - C

S = Yd - (Co + Cm.Yd)

S = - Co + (1 - Cm)Yd

  • Hàm tiết kiệm có thể được viết lại tương tự như cách chúng ta định dạng cho hàm tiêu dùng. Ta đặt: So = - Co và Sm = 1 - Cm, thì:

S = So + Sm.Yd

Trong đó So được gọi là tiết kiệm tự định, là mức tiết kiệm độc lập với thu nhập khả dụng. Khi Yd = 0, các hộ gia đình muốn tiêu dùng một lượng tối thiểu Co, sẽ phải vay mượn hay tiêu vào khoản tiết kiệm, lúc đó s có giá trị âm (S = So < 0)

  • Sm hay MPS là khuynh hướng tiết kiệm biên (hay tiết kiệm biên): phản ánh mức thay đổi của tiết kiệm khi Yd thay đổi 1 đơn vị:

\(Sm = MPS = \frac{\Delta S}{\Delta Yd}\)

Ví dụ 2: Từ hàm tiêu dùng C = 800 + 0,6Yd, suy ra được hàm tiết kiệm có dạng:

S = - 800 + 0,4Yd

Có lẽ cùng cần nhắc lại moi quan hệ giữa các tham số trong các hàm trên:

\(C+S=Yd\)

\(\Delta C + \Delta S = \Delta Yd\)

Chia cả 2 vế của biểu thức trên cho \(\Delta Yd\), ta có:

\(\frac{\Delta C}{\Delta Yd} + \frac{\Delta S}{\Delta Yd} = \frac{\Delta Yd}{\Delta Yd}\)

\(MPC + MPS = 1\)

Hay     \(Cm + Sm = 1\)

\(Co+ So = 0\)

2. Nhu cầu đầu tư

Trong kinh tế học, đầu tư được đề cập là đầu tư vật chất, mua bán tài sản vốn, không nói đến đầu tư tài chính (mua cổ phiếu, trái phiếu)

Đầu tư vừa ảnh hưởng đến tổng cẩu (trong ngắn hạn), vừa ảnh hưởng đến tổng cung (trong dài hạn).

Trong ngắn hạn, đầu tư là thành tố biến động nhất trong tổng cầu. Khi đầu tư tăng lên, tổng cẩu cũng tăng; để đáp ứng sản lượng sản xuất cũng tăng, và nhờ đó số người có công ăn việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống và ngược lại.

Trong dài hạn, đầu tư sẽ tạo ra tích lũy vốn. Khi đầu tư tăng lên sẽ bò sung làm trữ lượng vốn của quốc gia tăng thêm; khả năng sản xuất hay tổng cung của nền kinh tế sẽ tăng lên, tạo điếu kiện cho nền kinh tế tăng trường bền vững.

Đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: lãi suất (r), sản lượng quốc gia (Y), thuế (t), kỳ vọng của các nhà dầu tư (E)...

I = f( r,Y, t, E...)

  • Lãi suất (r): Lãi suất là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho vốn vay; hay lãi suất là chi phí cơ hội của vốn mà nhà đầu tư tự bỏ ra. Khi lãi suất tăng lên, chi phí đầu tư tăng lên và khả năng sinh lời của việc đầu tư sẽ giảm, do đó nhu cầu đầu tư sẽ giảm. Ngược lại khi lãi suất giảm xuống, chi phí đầu tư giảm, lợi nhuận của dầu tư sẽ tăng, sẽ khuyến khích tăng đầu tư. Như vậy đầu tư có quan hệ nghịch biến với lãi suất. Sản lượng quốc gia (Y): Theo mô hình gia tốc, thì đầu tư phụ thuộc đồng biến với sản lượng quốc gia. Khi sản lượng quốc gia tăng lên, thu nhập của các hộ gia đình sẽ tăng, do đó làm tăng nhu cầu đầu tư vào nhà ở; đồng thời tiêu dùng hàng hoá cũng tăng, nhờ đó doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp cũng tăng, kích thích các doanh nghiệp tăng đầu tư vào hàng tồn kho, mua sắm thêm máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng sụt giảm thì đầu tư cũng giảm theo. Thuế suất (t): cũng tác động đến đầu tư tương tự như lãi suất. Khi thuế suất tăng lên, nhu cầu đầu tư sẽ giảm và ngược lại. Ngoài ra sự kỳ vọng của nhà đầu tư cũng là nhân tố quan trọng trong quyết định của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư lạc quan về triển vọng của nền kinh tế, họ sẽ mạnh dạn tăng đầu tư. Ngược lại nếu nhà đầu tư bi quan vẽ nền kinh tế, cho rằng nền kinh tế đđang suy thoái, khó phục hồi, sức mua xã hội giảm; thì học sẽ giảm đầu tư.

Như vậy đầu tư phụ thuộc đồng biến với sản lượng (hay thu nhập) quốc gia, nghịch biến với lãi suất...

Như đã quy ước ở phần đầu, chỉ đưa biến Y vào mô hình. Lãi suất và các biến khác được giả định không đổi. Biến lãi suất sẽ được đưa vào hàm đầu tư trong chương 5 sau khi phân tích thị trường tiền tệ.

Hàm đầu tư

  • Hàm đầu tư phản ánh mức đầu tư dự kiến tương ứng ở mỗi mức sản lượng quốc gia.

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đầu tư là hàm phụ thuộc đồng biến với sản lượng:

I = f(Y)

Với dãy số liệu vế đầu tư được thu nhập qua nhiểu kỳ, hay nhiều năm, bằng phương pháp hồi qui tuyến tính, ta xây dựng được hàm đầu tư có dạng:

I = Io + Im.Y               (\(Im \geq 0\))

Có lẽ đến đây chúng ta đã quen với cách ký hiệu, nên có thể đọc ngay Io là đầu tư tự định, là phần đầu tư độc lập, không phụ thuộc vào sản lượng.

  • Im hay ký hiệu đầy đủ là MPI, là khuynh hướng đầu tư biên (hay dầu tư biên): phản ánh mức thay đổi của đầu tư khi sản lượng (Y) thay đổi 1 đơn vị:

\(Im = MPI = \frac{\Delta I}{\Delta Y}\)

Trên đồ thị Im là độ dốc của đường I.

VD3: Với hàm đầu tư có dạng: I = 400 + 0,2Y

(Đơn vị tính của I và Y là tỷ đồng )

Thì đầu tư tự định (Io) là 400 tỷ và đầu tư biên (Im) là 0,2, nghĩa là khi sản lượng quốc gia (Y) tăng thêm 1 tỷ thì đầu tư dự kiến tăng thêm 0,2 tỷ

Trường hợp đặc biệt, nếu Im = 0, nghĩa là đầu tư không phụ thuộc vào sản lượng, thì hàm đầu tư có dạng là hàm tự định hay hàm hằng: I = Io; đường biểu diễn hàm I sẽ là dường thẳng nằm ngang (hình 3.2b)

3. Hàm tổng cầu dự kiến hay tổng chi tiêu dự kiến

(AD): AD = f(Y)

Như phần trên đã phân tích, tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản chỉ có các hộ gia đình và các doanh nghiệp:

AD = C + I,

Trong đó nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình C = Co + Cm.Yd

Giả định không có chính phủ nên Yd = Y, cho phép chúng ta viết lại:

C = Co + Cm.Y

Và nhu cầu đầu tư : I = Io + Im.Y

Như vậy hàm tổng cấu trong trường hợp này là:

AD = Co +Ilo + (Cm + Im)Y

Trong đó (Co+ Io) là tung độ góc của hàm AD, là phân tổng cầu tự định hay chi tiêu tự định, được ký hiệu là Ao, phản ảnh mức tổng chi tiêu độc lập với sản lượng Y.

Và (Cm + Im): là hệ số góc của hàm AD, là tổng cẩu biên hay tống chi tiêu biên, được ký hiệu là Am, phản ánh mức thay đổi của tổng cầu dự kiến khi Y thay đổi 1 đơn vị:

\(Am = \frac{\Delta AD}{\Delta Y}\)

Chúng ta có thể viết lại hàm tổng cầu dưới dạng:

\(AD = Ao + Am.Y\)

Tổng cầu cũng là hàm tuyến tính, phụ thuộc đồng biến với sản lượng quốc gia. Qua hàm tổng cầu, chúng ta biết mức độ bị ảnh hưởng của tổng chi tiêu dự kiến khi thu nhập quốc gia thay đổi, và những thay đổi trong các yếu tố tự định liên quan khác.

Đường biểu diễn hàm tổng cầu được thể hiện trên đổ thị 3.3a, với trục tung thể hiện tổng cầu dự kiến AD, trục hoành là sản lượng ( thu nhập) quốc gia Y, có tung độ góc là Ao và độ dốc là Am.

VD 4: Từ hàm tiêu dùng: c = 800 + 0,6Yd (trong nền kinh tế đơn giản: Yd = Y)

Và hàm đầu tư: I = 400 + 0,2Y

Chúng ta có hàm tổng cầu tương ứng: AD = 1.200 + 0,8Y Khi tổng cầu tự định thay đổi đường AD sẽ dịch chuyển.

Khi tổng cầu dự định thay đổi, đường AD sẽ dịch chuyển.

Nếu tổng cầu tự định tăng lên, đường AD sẽ dịch chuyến lên trên; và ngược lại.

Nếu tiêu dùng tự định thay đổi một lượng \(\Delta Co\) và đầu tư tự định thay đôi một lượng \(\Delta Io\), thì tổng cầu tự định thay đổi một lượng là \(\Delta Ao = \Delta Co + \Delta Io\), ta có hàm tống cầu mới AD1 có dạng:

\(AD_1 = AD + \Delta Ao\)

\(AD_1 = (A_0 + \Delta Ao) + Am.Y\)

\(\text{Đặt } A_1 = (A_0 + \Delta Ao)\)

\(\text{thì } AD_1 = A_1 + Am.Y\)

Nếu \(\Delta Ao > 0 \implies A_1>A_0\), đường AD dịch chuyển lên trên (hình 3.3b)

Trên đây là nội dung Bài 1: Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản mà eLib.VN chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM