Đề cương bài tập môn kinh tế vĩ mô có đáp án

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần, eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn Đề cương bài tập môn kinh tế vĩ mô có đáp án dưới đây. Hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Đề cương bài tập môn kinh tế vĩ mô có đáp án

Bài 1: Trong những năm 2005, sản xuất đường ở Mỹ: 11,4 tỷ pao; tiêu dùng 17,8 tỷ pao; giá cả ở Mỹ 22 xu/pao; giá cả thế giới 8,5 xu/pao…Ở những giá cả và số lượng ấy có hệ số co dãn của cầu và cung là Ed = -0,2; Es = 1,54.

Yêu cầu:

  1. Xác định phương trình đường cung và đường cầu về đường trên thị trường Mỹ. Xác định giá cả cân bằng đường trên thị trường Mỹ.
  2. Để đảm bảo lợi ích của ngành đường, chính phủ đưa ra mức hạn ngạch nhập khẩu là 6,4 tỷ pao. Hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dung, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội.
  3. Nếu giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Điều này tác động đến lợi ích của mọi thành viên ra sao? So sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ nên áp dụng biện pháp gì?

Bài giải

Qs = 11,4 tỷ pao

Qd = 17,8 tỷ pao

P = 22 xu/pao

PTG = 805 xu/pao

Ed = -0,2

Es = 1,54

1. Phương trình đường cung, đường cầu? Pcb?

Ta có: phương trình đường cung, đường cầu có dạng như sau:

          QS = aP + b

          QD = cP + d

Ta lại có công thức tính độ co dãn cung, cầu:

          ES = (P/QS).(DQ/DP)

          ED = (P/QD). (DQ/DP)

Trong đó: DQ/DP là sự thay đổi lượng cung hoặc cầu gây ra bởi thay đổi về giá, từ đó, ta có DQ/DP là hệ số gốc của phương trình đường cung, đường cầu

  • ES = a.(P/QS)

ED = c. (P/QD)

  •  a = (ES.QS)/P

             c = (ED.QD)/P

  •   a = (1,54 x 11,4)/22 = 0,798

            c = (-0,2 x 17,8)/22 = - 0,162

Thay vào phương trình đường cung, đường cầu tính b,d

          QS = aP + b

          QD = cP + d

  • b = QS – aP

d = QD - cP

  • b = 11,4 – (0,798 x 22) = - 6,156

d = 17,8 + (0,162 x 22) = 21,364

Thay các hệ số a,b,c,d vừa tìm được, ta có phương trình đường cung và cầu về đường trên thị trường Mỹ như sau:

          QS = 0,798P – 6,156

          QD = -0,162P + 21,364

Khi thị trường cân bằng, thì lượng cung và lượng cầu bằng nhau

  • QS = QD
  • 0,798PO – 6,156 = -0,162PO + 21,364
  • 0,96PO                =  27,52
  •         PO       =  28,67

        QO      =  16,72

2. Số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội.

Quota = 6,4

Do P = 22 < PTG = 8,5 => người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu, nếu chính phủ không hạn chế nhập khẩu. Để ngăn chặn nhập khẩu chính phủ đặt quota nhập khẩu với mức 6,4 tỷ pao. Khi đó phương trình đường cung thay đổi như sau:

          QS’ = QS + quota

                  = 0,798P -6,156 + 6,4

          QS’ = 0,798P + 0,244

Khi có quota, phương trình đường cung thay đổi => điểm cân bằng thị trường thay đổi.    QS’ =QD

  •           0,798 P + 0,244  = -0,162P + 21,364
  • 0,96P           = 21,12
  •         P            =     22

        Q   =      17,8

- Tổn thất của người tiêu dùng :

              a = ½ ( 11.4 + 0.627 )x 13.5  = 81.18

              b = ½ x ( 10.773 x 13.5 ) = 72.72

              c = ½ x ( 6.4x 13.5 ) = 43.2

              d = c = 43.2

              f = ½ x ( 2.187 x 13.5 ) = 14.76     

=> DCS = - 255,06      

Thặng dư nhà sản xuất tăng :

Nhà nhập khẩu ( có hạn ngạch ) được lợi : c + d = 43.2 x 2 = 86.4

Tổn thất xã hội :

=> DNW = - 87,48

3. Thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Lợi ích của mọi thành viên ra sao? So sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ nên áp dụng biện pháp gì?

Mức thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao, ảnh hưởng đến giá của số lượng nhập khẩu, làm cho giá tăng từ 8,5 lên 8,5 + 13,5 = 22 xu/pao (bằng với giá cân bằng khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu ở câu 2)

Với mức thuế nhập khẩu là 13.5 xu/pao, mức giá tăng và thặng dư tiêu dùng giảm :

với a = 81.18

      b = 72.72

      c = 6.4 x 13.5 = 86.4

      d = 14.76

Thặng dư sản xuất tăng :

Chính phủ được lợi : c = 86.4

Khi chính phủ đánh thuế nhập khẩu thì tác động cũng giống như trường hợp trên. Tuy nhiên nếu như trên chính phủ bị thiệt hại phần diện tích hình c +d do thuộc về những nhà nhập khẩu thì ở trường hợp này chính phủ được thêm một khoản lợi từ việc đánh thuế nhập khẩu ( hình c + d ). Tổn thất xã hội vẫn là 87,487

* So sánh hai trường hợp :

Những thay đổi trong thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất là như nhau dưới tác động của hạn ngạch và của thuế quan. Tuy nhiên nếu đánh thuế nhập khẩu chính phủ sẽ thu được lợi ích từ thuế. Thu nhập này có thể được phân phối lại trong nền kinh tế ( ví dụ như giảm thuế, trợ cấp ...). Vì thế chính phủ sẽ chọn cách đánh thuế nhập khẩu bởi vì tổn thất xã hội không đổi nhưng chính phủ được lợi thêm một khoản từ thuế nhập khẩu.

Bài 2: Thị trường về lúa gạo ở Việt Nam được cho như sau:

  • Trong năm 2002, sản lượng sản xuất được là 34 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.000 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu; mức tiêu thụ trong nước là 31 triệu tấn.
  • Trong năm 2003, sản lượng sản xuất được là 35 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.200 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước là 29 triệu tấn.

Giả sử đường cung và đường cầu về lúa gạo của Việt Nam là đường thẳng, đơn vị tính trong các phương trình đường cung và cầu được cho là Q tính theo triệu tấn lúa; P được tính là 1000 đồng/kg.

1. Hãy xác định hệ số co dãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên.
2. Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo của Việt Nam.
3. Trong năm 2003, nếu chính phủ thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu là 300 đ/kg lúa, hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của chính phủ và phúc lợi xã hội trong trường hợp này.
4. Trong năm 2003, nếu bây giờ chính phủ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu là 2 triệu tấn lúa mỗi năm, mức giá và sản lượng tiêu thụ và sản xuất trong nước thay đổi như thế nào? Lợi ích của mọi thành viên thay đổi ra sao?
5. Trong năm 2003, giả định chính phủ áp dụng mức thuế xuất khẩu là 5% giá xuất khẩu, điều này làm cho giá cả trong nước thay đổi ra sao? Số thay đổi trong thặng dư của mọi thành viên sẽ như thế nào?
6. Theo các bạn, giữa việc đánh thuế xuất khẩu và áp dụng quota xuất khẩu, giải pháp nào nên được lựa chọn.Bài giải

 

P

QS

QD

2002

2

34

31

2003

2,2

35

29

 

1. Xác định hệ số co dãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên.

Hệ số co dãn cung cầu được tính theo công thức:

     ES = (P/Q) x (DQS/DP)

     ED = (P/Q) x (DQD/DP)

Vì ta xét thị trường trong 2 năm liên tiếp nên P,Q trong công thức tính độ co dãn cung cầu là P,Q bình quân.

     ES = (2,1/34,5) x [(35 – 34)/(2,2 – 2)] = 0,3

     ED = (2,1/30) x [(29 – 31)/(2,2 – 2)] = 0,7

2. Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo của Việt Nam.

Ta có :

     QS = aP + b

     QD = cP + d

Trong đó: a = DQS/DP = (35 – 34) / (2,2 – 2) = 5

                b = DQD/DP = (29 -31) / (2,2 – 2) = -10

Ta có: QS = aP + b

  • b = QS – aP = 34 – 5.2 = 24

và       QD = cP + d

  • d = QD – cP = 31 +10.2 = 51

Phương trình đường cung, đường cầu lúa gạo ở Việt Nam có dạng:

QS = 5P + 24

QD = -10P + 51

3. trợ cấp xuất khẩu là 300 đ/kg lúa, xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của chính phủ và phúc lợi xã hội

Khi thực hiện trợ cấp xuất khẩu, thì:

     PD1 = PS1 – 0,3

Tại điểm cân bằng: QD1 = QS1

  • 5PS1 + 24 = -10 (PS1 – 0,3) + 51
  •   PS1   =   2

  PD1  = 1,7 

  QD1  = 34

 

4. Quota xuất khẩu là 2 triệu tấn lúa mỗi năm, mức giá và sản lượng tiêu thụ và sản xuất trong nước thay đổi như thế nào? Lợi ích của mọi thành viên thay đổi ra sao?

Khi chưa có quota , điểm cân bằng thị trường:

          QS = QD

ó 5P + 24 = -10P + 51

ó   15P   = 27

ó      PO   =  1,8

          QO   =  33

Khi có quota xuất khẩu, phương trình đường cầu thay đổi như sau:

 QD’ = QD + quota

        = -10P + 51 + 2

        = -10P + 53

Điểm cân bằng mới khi có quota xuất khẩu:

          QS = QD’

5P + 24 =  -10P +53

15P = 29

 P = 1,93

Q = 5P + 24 = 33,65

- D CS = + a + b là phần diện tích hình thang ABCD

          SABCD = 1/2 x (AB + CD) x AD

Trong đó :

AD = 2,2 – 1,93 = 0,27

AB = QD(P=2,2) = -10 x 2,2 +51 = 29

CD = QD(P=1,93) = -10 x 1,93 + 51 = 31,7

  • SABCD = 1/2 x (29 + 31,7) x 0,27 = 8,195
  • D CS = a + b = 8,195

- D PS = -(a + b + c + d + f) là phần diện tích hình thang AEID

          SAEID = 1/2 x (AE + ID) x AD

Trong đó:

AE = QS(P=2,2) = 5 x 2,2 + 24 = 35

ID = QS(P=1,93) = 5 x 1,93 + 24 = 33,65

  • SAEID = 1/2 x (35 + 33,65) x 0,27 = 9,268
  • D PS = -(a + b + c + d +f) = -9,268

- Người có quota XK:

D XK = d là diện tích tam giác CHI

          SCHI = 1/2 x (CH x CI)

Trong đó:

CH =AD = 0,27

CI = DI – AH = 33,65 – QD(P=2,2) = 33,65 - (-10 x 2,2 +53) = 33,65 -31 =2,65

  • S CHI = 1/2 x (0,27 x 2,65) = 0,358
  • D XK = d = 0,358

- D NW = D CS + D PS + D XK = 8,195 – 9,268 + 0,358 = -0,715

5. chính phủ áp dụng mức thuế xuất khẩu là 5% giá xuất khẩu, giá cả trong nước thay đổi ra sao? Số thay đổi trong thặng dư của mọi thành viên sẽ như thế nào?

Khi chính phủ áp đặt mức thuế xuất khẩu bằng 5% giá xuất khẩu thì giá của lượng xuất khẩu sẽ giảm: 2,2 – 5% x 2,2 = 2,09.

- D CS = 1/2 x (29 + QD(P=2,09)) x (2,2 – 2,09)

=  1/2  x [29 + (-10 x 2,09 + 51)] x 0,11

= 1/2  x (29 + 30,1) x 0,11

= 3,25

- D PS = - { 1/2 x (AE + QS(P=2,09))  x (2,2 – 2,09)

= - {1/2 x [35 + (5 x 2,09 +24)] x 0,11

= - [1/2 x (35 + 34,45) x 0,11)] = -3,82

- Chính phủ:

D CP = 1/2 x (2,2 – 2,09) x (QS(P=2,09) – QD(P=2,09))

         = 1/2 x 0,11 x (34,45 – 30,1) = 0,239

- D NW = D CS + D PS + D CP = 3,25 -3,82 + 0,239

             = -0,33

6. Giữa việc đánh thuế xuất khẩu và áp dụng quota xuất khẩu, giải pháp nào nên được lựa chọn

Theo tính toán của câu 4,5 (quota = 2 và TXK = 5% giá xuất khẩu) thì Chính phủ nên chọn giải pháp đánh thuế xuất khẩu. Vì rõ ràng khi áp dụng mức thuế này phúc lợi xã hội bị thiệt hại ít hơn khi áp dụng quota = 2, đồng thời chính phủ thu được 1 phần từ việc đánh thuế (0,39).

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Đề cương bài tập môn kinh tế vĩ mô!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn kinh tế vĩ mô có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:18/11/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM