Bài 2: Sự hình thành đường tổng cung

Cùng tìm hiểu chi tiết nội dung sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn qua bài giảng Bài 2: Sự hình thành đường tổng cung dưới đây các bạn nhé. Chúc các bạn học tốt!

Bài 2: Sự hình thành đường tổng cung

Đường tổng cung được xây dựng cho ngắn hạn và dài hạn.

1. Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn (SAS)

  • Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) được hình thành trong điều kiện tiền lương danh nghĩa (W) không đổi. Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) được hình thành tương tự theo cách hình thành đường cung ngắn hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn.

1.1 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp

Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, mỗi doanh nghiệp chỉ là một bộ phận rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường, họ không thể ảnh hưởng đến giá sản phẩm cũng như giá các yếu tố đầu vào. Họ chỉ là người nhận giá bán sản phẩm và giá mua các yếu tố đầu vào.

Như vậy giá bán sản phẩm (P) và giá thuê lao động (W) đều là mức giá mà doanh nghiệp nhận từ thị trường.

1.1.1 Hàm sản xuất của doanh nghiệp

Để tiến hành sản xuất hàng hoá và dịch vụ các doanh nghiệp sử dụng phối hợp các yếu tố sản xuất gồm: nguyên vật liệu (Re), vốn (K), lao động (L) với trình độ kỹ thuật sản xuất (Tec)...

Hàm sản xuất diễn tả mối quan hệ giữa số lượng tối đa sản phẩm đầu ra (Y) với số lượng các yếu tố đầu vào nhất định, tương ứng với trình độ f kỹ thuật nhất định:

Y = f(L, K, Re, Tec...)

Trong ngắn hạn, các yếu tố sản xuất :Trữ lượng vốn hiện có (K0), trình độ kỹ thuật sản xuất hiện có (Tec0)... được coi là các yếu tố cố định. Chỉ có lao động (L) là yếu tố sản xuất biến đổi.

Như vậy trong ngắn hạn, sản lượng đầu ra chỉ phụ thuộc vào số lượng lao động sử dụng (L):

Y = f(L)

Hàm sản xuất ngắn hạn phụ thuộc vào lao động được biểu diễn trên đồ thị 7.5a:

Khi trữ lượng vốn tăng từ K lên K1, kỹ thuật sản xuất phát triển từ Tec0 lên Tec1 làm năng suất lao động tăng lên. Sản lượng đầu ra sẽ tăng lên ở mỗi mức lao động so với trước, đường biểu diễn hàm sản xuất sẽ dịch chuyển lên trên (H.7.5b)

Ví dụ 2: Ta có hàm sản xuất ngắn hạn của một doanh nghiệp như sau: (với tiền lương danh nghĩa cố định là W0 = 100 đvt/đvlđ)

Bảng 7.1: 

1.1.2 Năng suất biên của lao động (MPL)

Năng suất biên của lao động là số sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm một đơn vị lao động, trong điều kiện các yếu tố sản xuất khác coi như không đổi:

\(MP_L = \frac{\Delta Y}{\Delta L}\)

Trên đồ thị, MPL chính là độ dốc của đường tổng sản lượng (Y)

Khi các yếu tố khác không đổi, năng suất biên của lao động sẽ giảm dần khi số lao động sử dụng ngày càng tăng (Hình 7.6)

Khi hàm sản xuất dịch chuyển lên trên, đường MPL cũng dịch chuyển lên trên (hình 7.7).

1.1.3 Chi phí biên (MC)

Khi thuê thêm 1 đơn vị lao động, tổng phí tăng thêm (\(\Delta TC\)), bằng tiền thuê trả cho 1 đơn vị lao động (W).

Số sản phẩm tăng thêm (\(\Delta Y\)) khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động, là năng suất biên của lao động (MPL).

Theo định nghĩa, chi phí biên của sản phẩm (MC) là phần chi phí tăng thêm trong tổng phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sán phâm:

Do đó: \(MC = \frac{\Delta TC}{\Delta Y} = \frac{W}{MP_L}\)                   (1)

Do quy luật năng suất biên giảm dần, nên chi phí biên tăng dần.

1.1.4 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn

Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẽ tiến hành sản xuất ở sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng giá bán sản phẩm:

MC = P                               (2)

Từ bảng 7.1 ta vẽ đường MC trên đồ thị 7.8a như sau:

Đường MC cho thấy lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường ở mỗi mức giá (H.7.8b). Do đó MC chính là đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp (phần đường MC nằm phía trên đường AVC)

1.1.5 Đường cầu về lao động của doanh nghiệp

Đường cầu về lao động của doanh nghiệp phản ánh số lao động mà doanh nghiệp cần thuê ở mỗi mức lương thực (Wr).

  • Khi cung ứng hay sử dụng lao động, người ta dựa vào tiền lương thực (Wr) chứ không phải là tiền lương danh nghĩa (W). Tiền lương danh nghĩa (W) là thu nhập bằng tiền của người lao động. Tiền lương thực (Wr) là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta mua được tương ứng với tiền lương danh nghĩa. Muốn tính tiền lương thực, ta lấy tiền lương danh nghĩa chia cho chỉ số giá (P):  \(Wr = \frac{W}{P}\)

Như vậy Wr phụ thuộc cả W và P.

Khi W không đổi, P tăng thì Wr giảm và ngược lại.

Khi P không đổi, W tăng thì Wr cũng tăng và ngược lại.

Như phân trên đã nêu: \(MC = \frac{W}{MP_L}\)                  (1)

Để tối đa hóa lợi nhuận, đoanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẽ sản xuất theo nguyên tắc: MC = P có thể viết lại bằng cách thể \(MC = \frac{W}{MP_L}\) vào: 

\(\Pi_\text{max} \iff \quad \frac{W}{MP_L} = P \quad \text{Hay} \quad \frac{W}{P} = MP_L\)               (3)

Từ biểu thức (3) cho thấy: để đạt lợi nhuận tối đa doanh nghiệp cần phải thuê số lao động cho đến khi tiền lương thực \((\frac{W}{P})\) đúng bằng năng suất biên của lao động (MPL):

  • Nếu P tăng sẽ làm tiền lương thực \((\frac{W}{P})\) giảm xuống, để tiếp tục tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động vì theo quỵ luật năng suất biên giảm dần, số lao đông lớn hơn thì MPL sẽ giảm bằng \((\frac{W}{P})\) đã giảm.

Từ bảng 7.1 ta vẽ được đường MPLtrên đồ thị 7.9 như sau:

Đường MPL cho thấy số lượng lao động mà doanh nghiệp cần thuê ở mỗi mức lương thực (Wr) đê tối đa hoá lợi nhuận.

\(\rightarrow\) Đường MPL chính là đường cầu vê lao động của doanh nghiệp.

Đường cầu về lao động dốc xuống về bên phai phản ánh mối quan hệ nghịch biến giữa Wr với lượng cầu về lao động; nghĩa là khi Wr giảm xuống, doanh nghiệp sẽ thuê thêm nhiều lao động hơn đề tối đa hoá lợi nhuận.

1.2 Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn (SAS)

Nếu tất cả các doanh nghiệp đều giống nhau và mục tiêu đều là tối đa hoá lợi nhuận, thì phương trình (3) đúng cho từng doanh nghiệp cùng đúng cho toàn bộ nền kinh tế.

  • Để xây dựng đường tổng cung ngắn hạn (SAS), hàm sản xuất ngắn hạn được sử dụng (tương ứng với cơ sở vật chất và trình độ công nghệ không đổi).

Theo Keynes, trong ngắn hạn tiền lương danh nghĩa (W) là không đổi, không thể điều chỉnh theo cung cầu lao động, do người lao động thường làm việc theo hợp đồng đã ký với mức lương đã định.

Cùng theo Keynes, trong ngắn hạn năng lực sản xuất của nền kinh tế vẫn còn thừa, kể cả nguồn nhân lực. Do đó lượng lao động mà các doanh nghiệp cần thuê, luôn được đáp ứng bởi nguồn nhân lực còn thừa. Cho nên trong ngắn hạn, mức nhân dụng của nền kinh tế là do nhu cầu về lao động của doanh nghiệp quyết định.

  • Đường SAS mô tả mối quan hệ giữa mức giá chung (P) và tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ (Y) mà các doanh nghiệp cung ứng cho nền kinh tế, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Để xây dựng đường SAS, tiền lương danh nghĩa được giữ cố định (W0), chỉ cho mức giá chung (P) thay đổi

Chúng ta xem trên đồ thị 7.10:

  • Giả sử mức giá ban đầu là P0, tiền lương thực là W0/P0. Với tiền lương thực W0/P0 này, để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp sẽ thuê số lao động là L0 (điểm A trên đồ thị 7.10a). Khi đó mức sản lượng cung ứng cho nền kinh tế sẽ là Y0 (điểm A trên đồ thị 7.10b).

Như vậy với mức giá là P0, các doanh nghiệp sẽ cung ứng sản lượng Y0 cho nền kinh tế, ta xác định được điểm A(Y0,P0) trên đồ thị 7.10d

  • Nếu mức giá chung tăng lên là P1, tiền lương thực sẽ giảm xuống là W1/P1 để tiếp tục tối đa hoá lợi nhuận thì số lao động mà doanh nghiệp cần thuê sẽ tăng lên là L1 (điểm B trên đồ thị 7.10a), sản lượng cung ứng tăng lên tương ứng là Y1 (điểm B trên H. 7.10b).

\(\implies\) Khi mức giá tăng lên là P1, để tiếp tục tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng cung ứng lên là Y1, ta xác định điểm B(Y1,P1) trên đồ thị 7.10d.

Nối các điểm A(Y0,P0) và B(Y1,P1) trên đồ thị 7.10d, ta có đường tổng cung ngắn hạn SAS, tương ứng với tiền lương danh nghĩa không đổi W0, với trữ lượng vốn K0, và trình độ công nghệ hiện có Tec0.

Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) phản ánh những phối hợp khác nhau giữa mức giả chung và sản lượng cung ứng, mà ở đó các doanh nghiệp đều tối đa hóa lợi nhuận.

Đường SAS dốc lèn vê bên phải, phản ánh tình trạng khi mức giá chung tăng lên làm cho tiền lương thực giảm xuống; để tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ thuê nhiều lao động hơn, nên sản lượng cung ứng cho nền kinh tế sẽ tăng lên.

Đường SAS ngày càng dốc lên là do năng suất biên của lao động vận động theo quy luật giảm dần, nên khi mức giá càng tăng thì tiền lương thực càng giảm, nên hiệu quả việc sử dụng lao động ngày càng thấp, do đó sản lượng cung ứng tăng lên với tốc độ chậm dần.

1.3 Sự dịch chuyển đường SAS

Khi mức giá chung không đổi, các yếu tố khác thay đổi như: tiền lương danh nghĩa (W), kho vốn (K), tài nguyên thiên nhiên (Re), trình độ công nghệ (Tec), giá các yếu tố đầu vào (Pi) ....thay đổi, sẽ làm đường SAS dịch chuyển.

1.3.1 Tiền lương danh nghĩa thay đổi (W)

Trên đồ thị 7.11a:

Với mức giá không đổi là P1: tiền lương danh nghĩa tăng từ W0 lên W1, do đó tiền lương thực tăng từ W0/P1 lên W1/P1, lượng cầu lao động giảm từ L1 xuống L0. Kết quả sản lượng cung ứng giảm từ Y1 xuống Y0, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái từ SAS sang SAS1.

1.3.2 Nguồn lực sản xuất thay đổi:

Nếu kho vốn của nền kinh tế tăng (từ K0 lên K1), hoặc/và trình độ công nghệ phát triển (từ Tec0 lên TeC1), khi đó khả năng sản xuất của nền kinh tế được mở rộng, năng suất lao động tăng. Kết quả là sản lượng sản xuất của nền kinh tế tăng ở mọi mức lao động so với trước. Trên đồ thị 7.11b hàm sản xuất và đường cầu lao động đều dịch chuyển lên trên. Do đó đường SAS sẽ dịch chuyển sang phải.

1.3.3 Giá các yếu tố đầu vào thay đổi

Nếu giá nguyên vật liệu tăng, chẳng hạn sự tăng vọt của giá dầu mỏ thế giới, làm chi phí sản xuất tăng, các doanh nghiệp có thế điều chỉnh việc sử dụng năng lượng ở mức thấp hơn, kéo theo số lao động sử dụng cũng giảm. Kết quả là hàm sản xuất và đường cầu lao động dịch chuyển xuống dưới, và đường SAS dịch chuyển sang trái.

1.4 Phương trình đường SAS: Y = f(p)

Phương trình đường tổng cung ngắn hạn phải thoả các điều kiện :

\(\begin{cases} W_r = \frac{W}{P} \\ L_D = f(W_r)\\ Y = f(L) \end{cases}\)

Ví dụ 3: Tiền lương danh nghĩa : W = 2.000

Tiền lương thực:          Wr = 2.000/P

Hàm cầu lao động:       LD = 25 - Wr Hàm sản xuất:             \(Y = 4.600 + \frac{2.000}{L_D}\)

\(\implies\) Hàm tổng cung có dạng: \(Y = 4.600 + \frac{2.000}{25P - 2.000}\cdot P\)

2. Sự hình thành đường tổng cung dài hạn (LAS)

Đường tổng cung dài hạn (LAS) được hình thành trong điều kiện tiền lương danh nghĩa thay đổi.

Theo quan điểm của phái cổ điển, trong dài hạn giá cả và tiền lương danh nghĩa rất linh hoạt, được điều chỉnh nhanh chóng để bảo đảm cho các thị trường luôn ở trạng thái cân bằng.

Trước khi xây dựng đường LAS, chúng ta hãy xem xét lại thị trường lao động.

2.1 Thị trường lao động cân bằng

Trong dài hạn, lượng cung và cầu lao động phụ thuộc vào tiền lương thực (Wr = W/P).

  • Đường cung về lao động: phản ánh số lượng lao động sẵn sàng làm việc ở mỗi mức tiền lương thực.  Khi tiền lương thực (Wr) càng cao, thì lượng lao động cung ứng sẽ ngày càng nhiều. Nói cách khác, Wr và lượng lao động cung ứng có mối quan hệ đống biến, đường cung lao động (LS) thường dốc lên về bên phải. Đường cầu về lao động: phản ánh lượng lao động mà các doanh nghiệp cần thuê ở mỗi mức tiền lương thực. Khi tiền lương thực càng giảm, thì lượng cầu lao động càng tăng; nghĩa là Wr và lượng cầu lao động có mối quan hệ nghịch biến, đường cầu lao động (LD) thường dốc xuống về bên phải (do quy luật năng suất biên giảm dần chi phối)

Sự tác động qua lại giữa cung và cầu lao động, sẽ xác định mức lương thực cân bằng.

Mức lương thực cân bằng là mức lương thực được hình thành khi thị trường lao động cân bằng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tại đó lượng cung lao động đúng bằng lượng cầu lao động.

Trên đồ thị 7.12 điểm cân bằng được xác định ở giao điểm của đường cung và đường cầu lao động.

  • Giả sử ban đầu chỉ số giá là P0, tiền lương danh nghĩa W0, thì tiền lương thực là Wro = W0/P0, tại đây thị trường lao động cân bằng với lượng cung lao động (LS) đúng bằng lượng cầu lao động (LD) là L0 (Hình 7.12) Nếu sau đó chỉ số giá tăng lên là P1 mà tiền lương danh nghĩa không đổi, thì tiền lương thực giảm xuống thấp hơn mức cân bằng, lượng cầu vượt lượng cung lao động, sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm lao động, đẩy tiền lương danh nghĩa tăng lên, Wr cũng tăng. Nhưng chừng nào Wr còn thấp hơn Wr cân bằng thì vẫn còn khan hiếm lao động, tiền lương danh nghĩa tiếp tục điều chỉnh tăng lên cho đến W1, để W1/P1 = Wro, thị trường lao động lại cân bằng ở mức toàn dụng L0. Ngược lại nếu mức giá giảm xuống P’, thì tiền lương danh nghĩa sẽ giảm đến W’ và tiền lương thực W’/P’ = Wro, thị trường lao động lại cân bằng ở mức ở mức toàn dụng L0.

Như vậy trong dài hạn, khi P thay đổi thì tiền lương danh nghĩa cũng thay đổi theo cùng tỷ lệ, để bảo đảm thị trường lao động luôn cân bằng, thất nghiệp duy trì ở mức tự nhiên (Un).

2.2 Sự hình thành đường LAS

Để xây dựng đường tổng cung dài hạn, chỉ có mức giá chung và tiền lương danh nghĩa thay đổi, các yếu tố khác không đổi.

  • Ban đầu mức giá chung là P0, tiền lương danh nghĩa W0, thị trường lao động cân bằng ở mức lương thực Wro = W0/P0, số lao động sử dụng là L0 và sản lượng đầu ra tương ứng Yp. Như vậy khi giá là P0 thì sản lượng cung ứng cho nền kinh tế là Yp, ta có điểm E(Yp,P0) trên đồ thị 7.13d. Giả sử sau đó mức giá chung tăng lên P1, thì tiền lương danh nghĩa tăng lên tương ứng W1 để đạt mức lương thực Wro = W1/P1 = W0/P0, số lao động sử dụng vẫn là L0, do đó sản lượng cung ứng vẫn ở mức Yp. Như vậy khi giá tăng lên P1 thì sản lượng cung ứng cho nền kinh tế vẫn là Yp, ta xác định điểm A(Yp,P1) trên đồ thị 7.13d.

Nối các điểm E(Yp,P0) và A(Yp, P1) trên đồ thị 7.13d, ta có đường tổng cung dài hạn LAS.

Đường tổng cung dài hạn (LAS) là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa giá cả và sản lượng cung ứng cho nền kinh tế trong điều kiện các doanh nghiệp đều tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời thị trường lao động luôn ở trạng thái cân bằng.

Đường LAS có dạng thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng Yp, phản ánh trong dài hạn khi mức giá chung thay đổi thì tiền lương danh nghĩa (VV) sẽ được điều chỉnh theo cùng tỷ lệ để tiền lương thực (W/P) luôn ở mức cân bằng, lao động ở mức toàn dụng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và sản lượng đạt mức sản lượng tiềm năng.

2.3 Sự dịch chuyển đường LAS

Các nhân tố có thể làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn là: Trữ lượng vốn (hay cơ sở vật chất), trình độ công nghệ, nguồn nhân lực ...

Giả sử trữ lượng vốn của nền kinh tế tăng từ K0 lên K1, hay/và trình độ công nghệ phát triển v...v... sẽ làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế trong dài hạn. Do đó hàm sản xuất sẽ dịch chuyển lên trên, đường LAS sẽ dịch chuyển sang phải (H.7.14)

Trên đây là nội dung Bài 2: Sự hình thành đường tổng cung mà eLib.VN chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM