Bài 4: Các vấn đề khác của GDP

Bài học có nội dung đề cập đến các phương thức so sánh GDP của các quốc gia và những điểm hạn chế khi sử dụng GDP... Để tìm hiểu chi tiết nội dung bài học, mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Bài 4: Các vấn đề khác của GDP sau đây.
 

Bài 4: Các vấn đề khác của GDP

GDP có đơn vị tính là tiền, nghĩa là bao hàm yếu tố giá cả đặc thù của từng nền kinh tế. Nhưng cũng có thể so sánh GDP của các quốc gia khác nhau, bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) bằng một trong hai phương thức sau:

  • Tỷ giá hối đoái hiện hành: GDP được tính theo tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế. Tỷ giá ngang bằng sức mua: GDP được tính theo sự ngang giá của sức mua (tiếng Anh: Purchasing Power Parity, viết tắt là PPP) của mỗi loại tiền tệ tương đối theo một chuẩn chọn lựa (thông thường là đổng đô la Mỹ).

Thứ bậc tương đổi của các quốc gia có thể lệch nhau nhiều giữa hai xu hướng tiếp cận kể trên.

  • Phương pháp tính theo tỷ giá ngang bằng sức mua tính toán hiệu quả tương đối của sức mua nội địa đối với những nhà sản xuất hay tiêu thụ trung bình trong nền kinh tế. Nó có thể sử dụng để làm chỉ số của mức sống đối với những nước chậm phát triển là tốt nhất, vì nó bù lại những điểm yếu của đống nội tệ trên thị trường thế giới. Phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái hiện hành chuyến đổi giá trị của hàng hóa và dịch vụ theo các tỷ giá hối đoái quốc tế. Nó biểu thị tốt hơn sức mua quốc tê của đất nước vì sức mạnh kinh tế tương đối.

Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi để đo lường thành tựu kinh tế của các quốc gia, nhưng giá trị của nó vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Tài khoản quốc gia chỉ tính được một số lĩnh vực hoạt động không chính thức. Một số hoạt động của lĩnh vực không chính thức, bao gồm cả buôn lậu, các hoạt động trái pháp luật... không được tính trong GDP.

Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các điểm sau:

  • Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối, nhất là khi so sánh xuyên quốc gia. GDP, như một thước đo về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống. GDP không tính đến kinh tế chợ đen, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố, bà mẹ (không làm việc), đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình... Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực hiện một cách không chính thức chiếm phần lớn, thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác. GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển, ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao, do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.. GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng vì không tính đến những hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một doanh nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông, và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Việc này cũng làm tăng GDP. GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế, trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.

Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng việc tìm một chỉ tiêu khác thay thế GDP cũng rất khó khăn. Một sự thay thế được biết đến là Chỉ số tiến bộ thực sự (GPI) được cổ động bởi Đảng Xanh của Canada. GPI đánh giá chính xác như thế nào thì chưa chắc chắn; một công thức được đưa ra để tính nó là của Redefining Progress, một nhóm nghiên cứu chính sách ở San Francisco.

Ngoài ra, còn một chỉ tiêu được đề nghị dùng để phản ánh kết quả sản xuất thực sự của nền kinh tế là chỉ tiêu phúc lợi kinh tế ròng (NEW) được tính như sau:

NEW = GNP + giá trị thời gian nhàn rỗi + giá trị của những sản phẩm và dịch vụ tự làm - chi phí để giải quyết ô nhiễm môi trường và nạn kẹt xe trong các thành phố...

Nhưng chỉ tiêu NEW cũng không thể tính chính xác được, nên hiện nay chúng ta vẫn dùng chỉ tiêu GDP để đo lường thành tựu của các nền kinh tế.

Trên đây là nội dung Bài 4: Các vấn đề khác của GDP mà eLib.VN chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM