Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7 tóm tắt

Trong phần tiếng việt, ngoài việc học các bài về biện pháp tu từ thì các em cũng cần quan tâm đến việc sử dụng các dấu câu. Bài soạn hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Mời các em cùng tham khảo nhé. Chúc các em học tập tổt.

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Dấu chấm lửng

1.1. Soạn câu 1 trang 121 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Công dụng của dấu chấm lửng :

a. Ngụ ý liệt kê

 b. Biểu hiện sự ngắt quãng trong lời nói vì quá mệt và hoảng.

c. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một thông tin bất ngờ.

1.2. Soạn câu 2 trang 121 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Công dụng của dấu chấm lửng

+ Còn nhiều sự vật chưa liệt kê

+ Lời nói bỏ dở

+ Giãn nhịp điệu câu văn

+ Chuẩn bị cho sự xuất hiện của một nội dung bất ngờ, hài hước.

2. Dấu chấm phẩy

2.1. Soạn câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy. Trong câu này, dấu chấm phẩy dùng để phân tách các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b. Không thay thế được. Vì trong câu này, nếu thay thế bằng dấu phẩy thì sẽ không phân biệt được các cặp từ, cụm từ, không phân cấp được các nội dung ý nghĩa khác nhau về cấp bậc.

2.2. Soạn câu 2 trang 122 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Kết luận: Dấu chấm phẩy dùng để:

- Ngăn cách giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Ngăn cách đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 123 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Dấu chấm lửng được dùng để :

a. Biểu hiện sự lúng túng, sợ sệt.

b. Bỏ dở của câu nói.

 c. Còn liệt kê nữa.

3.2. Soạn câu 2 trang 123 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Công dụng dấu chấm phẩy :

a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

c. Ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song.

3.3. Soạn câu 3 trang 123 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Ca Huế đó là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc, nó có sự kế thừa dòng nhạc dân gian và cung đình. Toàn bộ nền âm nhạc cung đình Huế đã được sinh thành trên mặt sông Hương, giữa tiếng nước rơi bán âm trên sông, của một mái chèo khuya. Chao ôi nghe cac Huế là phải nghe trên sông Hương, con sông của sử thi ngân vang, con sông quả thực là Kiều rất Kiều mới cảm thấu trọn vẹn âm giai, tình ý, và nỗi lòng mà người nghệ sĩ trao gửi.

Ngày:08/01/2021 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM