Luận án TS: Ảnh hưởng trách nhiệm xã hội và sự gắn bó nhân viên đến kết quả hoạt động doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp phía Nam

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định mối quan hệ tác động ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội và sự gắn bó nhân viên đến kết quả hoạt động doanh nghiệp; trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến sự gắn bó nhân viên nhằm làm cơ sở khoa học để đưa ra các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp tại khu vực phía Nam.

Luận án TS: Ảnh hưởng trách nhiệm xã hội và sự gắn bó nhân viên đến kết quả hoạt động doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp phía Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Thực tiễn cho thấy, thực hiện CSR của các doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và nhiều năm tới ngày càng được các doanh nhân nước ta nhận thức sâu sắc và đó cũng chính là những đóng góp của các DN, doanh nhân vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và gia đình họ, có lợi cho cả DN cũng như sự phát triển chung của cộng đồng xã hội. Ở nước ta, trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu thường sử dụng khái niệm của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về CSR. Theo đó, “Trách nhiệm xã hội của DN là sự cam kết của DN đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội” (Nguyễn Vũ, 2012).

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khám phá thang đo về trách nhiệm xã hội, sự gắn bó nhân viên và kết quả hoạt động doanh nghiệp;

- Xác định mức độ tác động của trách nhiệm xã hội và sự gắn bó nhân viên đến kết quả hoạt động doanh nghiệp;

- Đưa ra các hàm ý chính sách cho các nhà quản trị doanh nghiệp phía Nam, Việt Nam để nâng cao khả năng nhận biết đúng đắn về trách nhiệm xã hội, sự gắn bó nhân viên nhằm quản lý hiệu quả hơn.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: CSR, sự gắn bó của nhân viên và KQHĐ của các DN tại khu vực phía Nam của Việt Nam.

- Đối tượng khảo sát: nhân viên quản lý cấp trung tại các DN tại khu vực phía Nam, cụ thể ở Bình Dương, Long An và Tp. Hồ Chí Minh.

- Phạm vi nghiên cứu là các DN tại khu vực phía Nam, đó là các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và DN tư nhân trong nước hoạt động trong các ngành như nghề như: dịch vụ, tiêu dùng nhanh, may mặc và sản xuất công nghiệp…

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Xác định mục tiêu nghiên cứu và tham khảo các tài liệu liên quan đến nhằm đánh giá ảnh hưởng CSR và sự gắn bó nhân viên đến KQHĐ của DN.

Phương pháp định lượng: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát được phát cho 1000 phiếu cho Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và Doanh nghiệp tư nhân trong nước ở khu vực phía Nam.

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để hoàn thiện lý thuyết, làm cơ sở để tiếp tục kiểm chứng các lý thuyết này trong thực tế của DN Việt Nam. Từ đó sẽ giúp DN hiểu và nhận dạng được CSR, sự gắn bó của nhân viên với tổ chức và ảnh hưởng của nó đến KQHĐ của DN, kế đến có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao CSR, sự gắn bó của nhân viên với tổ chức, hoạch định các chiến lược phát triển ổn định và bền vững trong tương lai. Nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà quản trị trong các tổ chức và các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến CSR và sự gắn bó của nhân viên.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu

Lý do chọn đề tài luận án

Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Kết cấu của đề tài

2.2  Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Sự gắn bó của nhân viên

Nhận dạng tổ chức và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Tổng quan các nghiên cứu đã lược khảo

Giả thuyết nghiên cứu và mô hình

2.3  Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu định tính và thang đo nghiên cứu

2.4 Kết quả nghiên cứu

Mô tả mẫu nghiên cứu

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Kiểm định mô hình lý thuyết

Thảo luận kết quả nghiên cứu

2.5 Kết luận và hàm ý quản trị

Kết luận

Hàm ý quản trị

Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu

3. Kết luận

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của CSR và sự gắn bó của nhân viên đến KQHĐ của DN thông qua biến trung gian là nhận dạng tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần CSR và sự gắn bó nhân viên đều có ảnh hưởng đến nhận dạng tổ chức và KQHĐ DN. Đặc biệt, “yếu tố nhận dạng tổ chức” là biến trung gian có tác động đến KQHĐ DN. Đây là điểm mới của luận án trong việc nghiên cứu, yếu tố biến “nhận dạng tổ chức” cũng là yếu tố tác động ảnh hưởng đến KQHĐ của DN. Trên cơ sở đó tác giả khuyến nghị các quan điểm và cách tiếp cận lồng ghép và triển khai thực hiện các chính sách về CSR và sự gắn bó tổ chức tại các DN phía Nam. Đó không phải là các quy định mang tính bắt buộc mà là cách tiếp cận mang tính “mềm dẻo’’ bởi lẽ việc thực hiện chính sách về CSR và sự gắn bó tổ chức trước hết phụ thuộc vào nhận thức của lãnh đạo và điều kiện của DN.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Trần Kim Dung (2009), “Ảnh hưởng của lãnh đạo và văn hóa tổ chức đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung thành đối với tổ chức”, Phát triển Kinh tế, Số 227, tr 2-10.

Nguyễn Thị Phương Dung & Nguyễn Hoàng Như Ngọc (2012), “Ảnh hưởng của động cơ làm việc đến hành vi thực hiện công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 24b, tr 91-99.

Nguyễn Khánh Duy (2009), ‘’Bài giảng Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS’’, Trường Đại học Kinh tế, TP.HCM.

Nguyễn Hồng Hà (2016), Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng: nghiên cứu trong ngành thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.

Hoàng Thị Thanh Hương (2015), Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may, Luận án Tiến Sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

4.2 Tiếng Anh

Albinger, H. S., & Freeman, S. J. (2000), “Corporate social performance and attractiveness as an employer to different job seeking populations”, Journal of Business Ethics, 28(3), 243-253.

Alimohammadi, M., & Neyshabor, A. J. (2013), “Work motivation and organizational commitment among Iranian employees”, International Journals Of Research in Organizational Behaviour and Human Resource Management, 1(3), 1-12.

Backhaus, K. B., Stone, B. A., & Heiner, K. (2002), ‘’Exploringthe relationship between corporate social performance and employer attractiveness’’, Business & Society, 41(3), 292-318.

Bakiev, E. (2013), “The influence of interpersonal trust and organizational commitment on perceived organizational performance”, Journal of Applied Economics and Business Research, 3(3), 166-180.

Charles, O. R., & Jennifer, C. (1986), “Organizational commitment and psychological attachment: The effects of compliance, identification, and internalization on prosocial behavior”, Journal of applied psychology, 71(3), 492.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM