Cây muồng truổng - Chữa mẩn ngứa, lở loét

Cây muồng truổng là cây nhỏ nhưng cũng có những cây gồ to có thân mang nhiều gai lờm chởm, mọc hoang ở khắp rừng núi các tỉnh miền Bắc Việt Nam, có mọc cả ở miền Nam, dùng để sắc uống chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Để biết thêm công dụng trong y học của Cây muồng truổng mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Cây muồng truổng - Chữa mẩn ngứa, lở loét

Còn gọi là màn tàn, sen lai, tần tiêu, buồn chuồn, mú tương, cam.

Tèn khoa học Zanthoxylum avìcennae (Lamk.) DC (Fagara avicennae Lamk., Zan- thoxylum hercuỉis Lour.).

Thuộc họ Cam Rutaceae.

1. Mô tả cây

Cây muông truổng

Cây nhỏ nhưng cũng có những cây gồ to có thân mang nhiều gai lờm chởm (do đó có tên vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, cành cũng mang nhiều gai thẳng đứng và ngắn. Lá nhẵn, kép lông chim rìa lẻ từ 3 đển 13 đôi lá chét; cuống lá hình trụ có khi kèm theo đổi cánh nhỏ. Hoa màu trắng nhạt, mọc thành tán kép, nhẵn, tận cùng, dài hơn lá. Quả dài 4mm, 1 đến 3 mảnh, lớp vỏ ngoài

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Muồng truổng mọc hoang ở khắp rừng núi các tỉnh miền Bắc Việt Nam, có mọc cả ở miền Nam, Cămpuchia, Lào. Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thần, vỏ rề về sao vàng hoặc phơi khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.

3. Thành phần hóa học

Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.

4. Công dụng và liều dùng

Muồng truổng là một vị thuốc còn nằm trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Người ta thường lấy rễ vể sao vàng sắc đặc mà uống để chữa mẩn ngứa, lở loét, chảy nước. Mỗi ngày uống 6 đến 12g rễ khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để nước tắm khi bị mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Một số nơi dùng lá nấu ăn.

Trên đây là một số thông tin về Cây muồng truổng mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM