Luận văn: Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non

Luận văn Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non được hoàn thành với mục đích nghiên cứu về công tác tổ chức chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non hiện nay tại một số trường mầm non trong thành phố, đồng thời cũng nghiên cứu ứng dụng của một số phần mềm có thể hỗ trợ cho công tác dàn dựng chương trình ca múa nhạc từ đó đề xuất ra phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non để góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức dàn dựng các chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non.

Luận văn: Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non

1. Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Với lòng yêu văn nghệ, yêu trẻ và yêu nghề của một giáo viên mầm non tương lai, tôi luôn có nguyện vọng làm cho chương trình ca múa nhạc thực sự trở thành vũ khí lợi hại trên mặt trận giáo dục trẻ một cách toàn diện. Vì “Trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai”. Tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non”. Để hy vọng sau quá trình nghiên cứu sẽ có thể hệ thống được một số những kiến thức cơ bản và thực tế như là một tài liệu cẩm nang về phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non để các giáo viên có thể tham khảo, nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu về công tác tổ chức chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non hiện nay tại một số trường mầm non trong thành phố, đồng thời cũng nghiên cứu ứng dụng của một số phần mềm có thể hỗ trợ cho công tác dàn dựng chương trình ca múa nhạc từ đó đề xuất ra phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non để góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức dàn dựng các chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non.

1.3  Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Công tác dàn dựng chương trình ca múa nhạc của một số trường mầm non; Các phần mềm hỗ trợ cho việc dàn dựng chương trình ca múa nhạc

Đối tượng nghiên cứu:Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non

1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát một số vấn đề về thực trạng trong công tác tổ chức, dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non trong thành phố.

Nghiên cứu lí luận về phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non.

Dàn dựng một chương trình ca múa nhạc cho trẻ lớp lá dựa trên phương pháp đã đề xuất.

Thực nghiệm về hiệu quả của phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non.

1.5 Giả thuyết khoa học

Các trường mầm non tổ chức và dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non rất hay và hấp dẫn.

Các giáo viên mầm non có khả năng tự dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non.

Nếu áp dụng tốt phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non thì sẽ giảm bớt khó khăn và nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức các chương trình văn nghệ của trường Mầm non từ đó góp phần đáng kể vào việc giáo dục trẻ.

1.6 Phạm vi nghiên cứu

Do phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng nhiều đến các phương tiện kĩ thuật tiên tiến và tin học nên xin được giới hạn đề tài trong phạm vị Thành phố.

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục

Phương pháp thực hành

2. Nội dung

2.1  Cơ sở lí luận

Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

Chương trình ca múa nhạc

Đặc điểm tâm sinh lí và khả năng hoạt động nghệ thuật của trẻ mầm non

Một số chương trình ca múa nhạc thường được tổ chức trong trường mầm non

Thực trạng của công tác dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non

2.2 Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non

Mục đích, yêu cầu của một chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non.

Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non.

Một số lưu ý khi tổ chức dàn dựng chương trình

Áp dụng phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc để dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ lớp lá: “Trường mầm non – ươm mầm ước mơ” nhân dịp lễ ra trường cuối năm.

Thực nghiệm về hiệu quả sử dụng phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ lớp lá: “Trường mầm non - ươm mầm ước mơ”. 

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Chương trình ca múa nhạc nói chung và chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non nói riêng có một vai trò rất quan trọng, ngoài chức năng giải trí, phục vụ nhu cầu về tinh thần cho trẻ mà nó còn góp phần hoàn thiện nhân cách của trẻ một cách toàn diện

Thực tế việc áp dụng phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non mà tôi đã nghiên cứu và đề ra trên đây vào việc dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ lớp lá với chủ đề: “Trường mầm non – ươm mầm ước mơ” đã cho thấy phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non này đã giải quyết một cách hiệu quả rất nhiều những khó khăn, những khúc mắc, trăn trở của các giáo viên mầm non. 

Phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ mầm non này một khi được áp dụng một cách khéo léo đã giúp cho các giáo viên mầm non không chỉ tiết kiệm sức người, sức của để các giáo viên mầm non hoàn toàn có thể tự mình dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ, không cần nhờ đến các đạo diễn chuyên nghiệp mà còn trở nên một công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các giáo viên mầm non trong công tác dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ nhằm mà vẫn đảm bảo được giá trị nghệ thuật.

3.2 Kiến nghị

Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực cảm thụ âm nhạc và kỹ năng ứng dụng một số phần mềm tin học hỗ trợ cho việc dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho các cán bộ phụ trách văn thể mĩ và các giáo viên đã, đang và sẽ phục vụ trong nghành mầm non 

Khi dàn dựng chương trình cho trẻ mầm non luôn ý thức xây dựng một chủ đề mang tính giáo dục cao, thực tế và không kém hấp dẫn đối với trẻ.

Nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên và các cháu có được môi trường nghệ thuật thuận lợi

Nhà trường cần tổ chức chu đáo các chương trình văn nghệ của cô và cháu trong các dịp hội, lễ. 

Gia đình cần theo dõi, bám sát và tạo điều kiện cho con em mình tham gia các hoạt động nghệ thuật ở trường.

4. Tài liệu tham khảo

Cô Nguyễn Thị Như Trang: “Đề cương bài giảng lớp tập huấn biên đạo múa phong trào nghệ thuật quần chúng”.

Đào Thanh Âm (Chủ Biên)-Trịnh Dân-Nguyễn Thị Hòa-Đinh Văn An ”Giáo dục học Mầm non (tập II)”_Trường đại học sư phạm-Đại học quốc gia Hà Nội1997.

Hoàng Long (Chủ biên), Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc (tài liệu đào tạo giáo viên), Bộ giáo dục và đào tạo – Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Nhà xuất bản giáo dục, 2007.

Hoàng Văn Yến: “Kịch bản lễ hội ở trường Mầm non”_Nhà xuất bản giáo dục. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn sư phạm trên ---

Ngày:26/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM