Luận văn: Xây dựng thư viện video các tiết mục ca múa nhạc hỗ trợ giáo viên mầm non dàn dựng chương trình văn nghệ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là biên tập các tiết mục ca- múa- ca múa mầm non thành một hệ thống, sau đó thiết kế một trang web là thư viện các tiết mục đó cho trẻ dựa trên hệ thống đã biên tập, nhằm hỗ trợ cho giáo viên trong công tác dàn dựng các tiết mục ca- múa- ca múa cho trẻ trong ở trường mầm non.

Luận văn: Xây dựng thư viện video các tiết mục ca múa nhạc hỗ trợ giáo viên mầm non dàn dựng chương trình văn nghệ

1. Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Với sự yêu thích đối với bộ môn múa và là một giáo viên mầm non tương lai, tôi luôn ấp ủ nguyện vọng giúp các giáo viên mầm non giảm bớt áp lực trong công việc, giúp thế hệ giáo viên mầm non trong tương lai sẽ yêu nghề hơn, và cũng mong muốn góp phần giúp bộ môn múa phát triển hơn. Chính vì những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Biên tập và lập web về dàn dựng tiết mục ca múa mầm non hỗ trợ giáo viên mầm non dàn dựng tiết mục ca múa cho trẻ”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Biên tập các tiết mục ca- múa- ca múa mầm non thành một hệ thống, sau đó thiết kế một trang web là thư viện các tiết mục đó cho trẻ dựa trên hệ thống đã biên tập, nhằm hỗ trợ cho giáo viên trong công tác dàn dựng các tiết mục ca- múa- ca múa cho trẻ trong ở trường mầm non.

1.3  Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Các tiết mục ca-múa-ca múa dành cho trẻ. Các hoạt động ca-múa-ca múa của trẻ ở một số trường mầm non( MN Quận Tân Bình, MN 6 Quận 3, MN Hoa Mai).

Đối tượng nghiên cứu: Thư viện video các tiết mục ca múa nhạc mầm non được thiết kế trên website.

1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về khả năng tiếp cận internet của giáo viên mầm non và thực trạng công tác dàn dựng các tiết mục ca- múa- ca múa ở trường mầm non.

Biên tập các tiết mục ca- múa- ca múa cho trẻ, tạo thư viện video trên website.

Thực nghiệm trang web mới thành lập tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố nhằm xác định tính thực tiễn và hiệu quả của bài nghiên cứu.

1.5 Giả thuyết khoa học

Nếu đề tài “Thư viện video các tiết mục ca múa nhạc hỗ trợ giáo viên mầm non dàn dựng chương trình văn nghệ” thành công sẽ tạo một sân chơi, một nơi để giao lưu học hỏi phương pháp, cách thức dàn dựng một tiết mục mục ca- múa- ca múa cho giáo viên mầm non, dần dần hình thành khả năng dàn dựng một chương trình ca múa nhạc cho trẻ.

1.6 Phạm vi nghiên cứu

Vì điều kiện nghiên cứu hạn chế về thời gian và không gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc biên tập và lập web về các tiết mục ca- múa- ca múa mầm non hỗ trợ giáo viên mầm non dàn dựng tiết mục ca múa cho trẻ trong các chương trình văn nghệ.

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phương pháp điều tra bằng Anket

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thống kê toán học

1.8 Đóng góp của đề tài

Về mặt lí luận: Góp phần làm sáng rõ hơn thực trang công tác dàn dựng tiết mục ca- múa- ca múa tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố hiện nay

Về mặt thực tiễn: Thư viện video các tiết mục ca múa nhạc hỗ trợ giáo viên mầm non dàn dựng chương trình văn nghệ nhằm giúp cho giáo viên mầm non trong việc tìm kiếm tài liệu dàn dựng tiết mục ca- múa- ca múa được dễ dàng, nhanh chóng. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khả năng tiếp cận internet của giáo viên mầm non

Mục đích tiếp cận internet của giáo viên mầm non

Dàn dựng các tiết mục ca- múa- ca múa tại trường mầm non

Tầm quan trọng của web trong xã hội hiện nay

Sự khác biệt giữa web kids.mov.mn và các trang web hiện nay

2.2 Thư viện video các tiết mục ca múa nhạc hỗ trợ giáo viên mầm non dàn dựng chương trình văn nghệ

Biên tập

Lập web

2.3 Thực nghiệm tại một số trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh và phân tích kết quả

Mục đích thực nghiệm

Nhiệm vụ thực nghiệm

Khách thể thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm

3. Kết luận và kiến nghị

Trang web đã hỗ trợ giáo viên mầm non rất nhiều trong công tác dàn dựng các tiết mục ca múa cho trẻ, từ công tác chuẩn bị trang phục, dàn dựng đội hình và động tác múa, từ các khâu âm thanh, kĩ thuật cắt ghép nhac, giúp giảm áp lực cho giáo viên mầm non rất nhiều.

Trang web này là trang web đầu tiên do một sinh viên khoa mầm non thành lập để phục vụ cho ngành mầm non, cho các giáo viên mầm non với công việc bận rộn và áp lực, để họ có thời gian dành cho những công việc khác hoặc nghỉ ngơi

Trang web nhận được nhiều lời nhận xét, đánh giá tích cực từ chính các giáo viên mầm non và cả những bạn sinh viên đang theo học ngành mầm non, khiến cho các bạn cảm thấy hào hứng và phấn khởi với những dự định phục vụ ngành mầm non trong tương lai.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Thanh Âm( chủ biên)- Trịnh Dân- Nguyễn Thị Hòa- Đinh Văn An( 1997), Giáo dục học mầm non( tập II), trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đinh Huy Bảo, Giáo trình múa dành cho sinh viên đại học hệ chính qui, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh( 2002), Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Phạm Ngọc Chi( Sưu tầm và biên dịch) ( 2002), Âm nhạc và múa trên thế giới, Nxb Thế giới Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Đức( tuyển dịch), Cẩm nang mĩ học- Nghệ thuật- Thi ca- Phê bình, Nxb Văn hóa Dân tộc.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn sư phạm trên ---

Ngày:26/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM