GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình

Bài học giúp các em hiểu rõ về hòa bình và sự cần thiết của việc bảo vệ hòa bình. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 9. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặt vấn đề

a. Câu chuyện 1

- Chiến tranh Thế giới lần thứ 1 chết khoảng 10 triệu người.

- Chiến tranh lần thứ 2 chết khoảng 60 triệu người, thiện hại nhiều về tiền của, tài sản.

b. Câu chuyện 2

- Khoảng 2 triệu trẻ em bị chết.

- Hơn 6 trịêu trẻ em bị thương tích hoặc tàn phế.

- Khoảng 20triệu trẻ em phải sống bơ vơ, do mất nhà cửa.

- Hơn 300.000 trẻ em ở tuổi thiếu niên phải cầm súng giết người.

c. Câu chuyện 3

- Nhân dân toàn thế giới tiến hành mít tinh, biểu tình

- Nhân dân ta nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lí trên thế giới

d. Bức ảnh 4

- Nói lên sự tàn khốc của chiến tranh, giá trị của hoà bình, sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh và phải bảo vệ hoà bình.

- Chiến tranh gây ra thảm hoạ cho loài người.

- Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, xây dựng mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

- Chúng ta cần hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng hợp tác giữa các quốc gia.

⇒ Ý nghĩa: Để ổn định và phát triển, các nước trên thế giới và Việt Nam cần có nền chính trị ổn định, hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia...

- Bảo vệ hòa bình là giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.

b. Tình hình thế giới hiện nay

Các quốc gia vẫn xẩy ra chiến tranh và xung đột vũ trang. Việc bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của mọi dân tộc, mọi quốc gia và bản thân mỗi người.

c. Trách nhiệm của mỗi người

Phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người, thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày ?

a) Biết lắng nghe người khác ;

b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác ;

c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân ;

d) Học hỏi những điều hay của người khác ;

đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình ;

e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác ;

g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc ;

h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;

i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

Gợi ý trả lời

Những hành vi (a), (b), (d), (e), (h), (i) là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 2: Em tán thành những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?

a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình ;

b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh ;

c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.

Gợi ý trả lời

Em tán thành với ý kiến (a), (c).

Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hành, phát triển; cho nên bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.

Câu 3: Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết.

Gợi ý trả lời

- Phong trào đi bộ vì hoà bình;

- Mít tinh phản đối chiến tranh ở I-rắc;

- Ủng hộ nhân dân Cu-ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ;

- Cuộc thi viết thư nói về chủ đề Em yêu hoà bình;

- Vẽ tranh về chủ đề Hoà bình;

- Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế;

- Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế.

3. Kết luận

Bài học giúp các em hiểu được hậu quả, tại hại của chiến tranh, từ đó thấy được giá trị của hòa bình và trách nhiệm bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM