GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

Bài học giúp các em hiểu rõ về dân chủ và kỉ luật và cách rèn luyện để trở thành một người có tính dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 9. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặt vấn đề

a. Chuyện của lớp 9A

- Các bạn trong lớp 9A đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

=> Lớp 9A được tuyên dương là một tập thể xuất sắc toàn diện, có ý thức kỉ luật cao

b. Chuyện ở một công ti

- Giám đốc công ti không đảm bảo điều kieejnh lao động tốt cho công nhân, không trả lương thảo đáng cho công nhân => công nhân không làm việc hết mình, làm cho công ti thua lỗ nặng nề

=> Công ti không có chế độ làm việc dân chủ, kỉ luật

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

- Dân chủ là: mọi người làm chủ công việc, mọi người được viết được cùng tham gia, mọi người góp ý kiến thực hiện kiểm tra giám sát

- Kỉ luật là: tuân theo quy định của cộng đồng, hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.

b. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật

- Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung.

- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

c. Ý nghĩa

- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.

- Tạo cho mọi người phát triển xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả trong lao động và các hoạt động xã hội.

d. Cách rèn luyện

- Mỗi người phải tự giác tuân thủ theo kỉ luật, cán bộ lãnh đạo phải tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.

- Học sinh phải thực hiện theo quy định của trường, lớp phát huy dân chủ chấp hành kỉ luật.

2. Luyện tập

Câu 1: Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ ? Vì sao ?

a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường ; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy ;

b) Ông Bính - tổ trưởng tổ dân phố - quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn ;

c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch ;

d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến ;

đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.

Gợi ý trả lời

- Những hoạt động thể hiện dân chủ là: (a), (c), (d).

(a) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thống nhất thực hiện, đây là một việc làm phát huy quyền dân chủ của học sinh.

(c) Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

(d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp.

- Những hoạt động thiếu dân chủ: (b), ông Bính đã tự quyết định sô" tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình, đây là việc làm thiếu dân chủ.

- Hoạt động thể hiện thiếu tính kỉ luật là (e): Các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đấu và tôn trọng quyết định của trọng tài.

Câu 2: Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì ?

Gợi ý trả lời

- Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

+ Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật;

+ Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra;

+ Tham gia phát biểu xây dựng bài;

+ Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp;

+ Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

Câu 3: Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.

Gợi ý trả lời

Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng của quần chúng, là sức mạnh của một tập thể biết đoàn kết, thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả cao trong công việc.

3. Kết luận

Bài học giúp các em hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật, mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật, ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và xã hội và cách rèn luyện để trở thành một người có tính dân chủ và kỉ luật.

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM