Vật lý 7 Bài 11: Độ cao của âm

Khi nào phát ra âm trầm, khi nào phát ra âm bồng? Để biết chi tiết hơn, eLib xin chia sẻ bài đăng dưới đây. Hi vọng với phần lý thuyết và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Vật lý 7 Bài 11: Độ cao của âm

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dao động nhanh, chậm, tần số 

a)Thí nghiệm 1: Quan sát và đếm số dao động của con lắc

Dao động của con lắc

b) Kết luận: 

  • Tần số: số dao động trong 1 giây được gọi là tần số. Đơn vị là Héc kí hiệu là Hz.

  • Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn.

1.2. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)

a) Thí nghiệm 2: So sánh sự dao động ở hai đầu thước

Dao động của thước

b) Nhận xét: 

  • Phần tự đo thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp.

  • Phần tự đo thước ngắn dao động chậm, âm phát ra cao.

c. Kết luận: 

- Âm phát ra cao (bổng) khi có tần số dao động lớn.

- Âm phát ra thấp (trầm) khi có tần số dao động nhỏ.

- Vậy :

  • Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (càng bổng).

  • Dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (càng trầm).

  • Ví dụ: Khi dây đàn căn, nếu ta gảy mạnh thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm phát ra cao và ngược lại.

- Chú ý :

  • Tai người nghe được âm có tần số dao động từ 20Hz đến 20000 Hz.

  • Siêu âm: là những âm có tần số > 20000 Hz.

  • Hạ âm : là những âm có tần số < 20 Hz.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?

Hướng dẫn giải:

Khi vặn cho dây đàn căng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp (âm trầm), tần số dao động nhỏ.

Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (âm bổng), tần số dao động lớn.

Câu 2: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70 Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn?

Hướng dẫn giải:

Vật dao động phát ra âm có tần số 70Hz dao động nhanh hơn vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz.

Vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz phát ra âm thấp (trầm) hơn vật dao động phát ra âm có tần số 70Hz hay âm phát ra có tần số 70Hz bổng hơn âm phát ra có tần số 50 Hz.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz. Thời gian để vật thực hiện được 200 dao động là bao nhiêu?

Câu 2: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là bao nhiêu?

Câu 3: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra thay đổi như thế nào?

Câu 4: Một vật dao động với tần số 50Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là bao nhiêu?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tần số dao động càng cao thì

A. âm nghe càng trầm         B. âm nghe càng to

C. âm nghe càng vang xa         D. âm nghe càng bổng

Câu 2: Kết luận nào sau đây là sai?

A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.

B. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz.

C. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.

D. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng?

A. Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.

B. Đơn vị tần số là giây (s).

C. Tần số là đại lượng không có đơn vị.

D. Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.

Câu 4: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?

A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.

B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.

C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.

D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.

4. Kết luận

Qua bài giảng Độ cao của âm này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được mối quan hệ giữa độ cao và tần số của âm.

  • Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM