Lý 7 Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đã sử dụng rất nhiều các thiết bị điện như: quạn điện, nồi cơm điện, tivi, máy thu thanh,... Các thiết bị nêu trên có một điểm chung là chúng chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời qua bài học hôm nay. Mời các em nghiên cứu bài học.

Lý 7 Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dòng điện

a) Tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước

- Thí nghiệm 1: Làm nhiễm điện mảnh phim nhựa bằng cọ xát.

Làm nhiễm điện mảnh phim nhựa bằng cọ xát

 Dùng bút thử điện phát hiện vật nhiễm điện

  • Khi ta chạm bút thử điện, đèn bút thử điện lóe sáng rồi tắt.

- Thí nghiệm 2: 

  • Đóng khóa, đổ nước vào bình A. 

Đóng khóa, đổ nước vào bình A

  Mở khóa, nước chảy qua ống một lúc rồi dừng lại

  • Mở khóa, nước chảy qua ống một lúc rồi dừng lại.

- Nhận xét:

  • Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như  nước trong bình. 

  • Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước  chảy từ bình A xuống bình B.

b) Kết luận

  • Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

  • Đèn điện sáng, quạt điện quay các thiết bị điện khác hoạt động khi có dòng điện chạy qua nó.

1.2. Nguồn điện

- Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện để các dụng cụ đó hoạt động bình thường.

  • Ví dụ: Pin, acquy, máy phát điện...

- Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương (+) và cực âm (-).

- Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

+ Ví dụ: Hình vẽ bên là một mạch điện kín gồm:

  • Nguồn điện: Pin có cực A (-), cực B (+).
  • Bóng đèn: Vật tiêu thụ điện.
  • Dây nối: Dây đồng.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy kể tên năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin.

Hướng dẫn giải

Năm dụng cụ, hay thiết bị điện có thể là: ra- đi- ô, đồ chơi trẻ em, đồng hồ treo tường, đèn pin, máy tính bỏ túi,...

Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là đinamô tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn.

Câu 2: Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn, cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì sát vào vành xe đạp, đạp cho bánh xe đạp quay. Đồng thời dây nối từ đinamô tới đèn không có chỗ hở.

Hướng dẫn giải

Khi cho bánh răng của đinamô tiếp xúc với vỏ xe đạp, làm quay bánh răng của đinamô, có dây điện nối từ đinamô với đèn xe (có thể vỏ của đinamô là cực âm và chỗ dây điện nối với đinamô lên đèn là cực dương).

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn?

Câu 2: Khi nước ngừng chảy, ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. Đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này lại sáng? Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích… qua nó.

Câu 3: Đặc điểm chung của nguồn điện là gì?

Câu 4: Dòng điện là gì?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy       B. Acquy       C. Bếp lửa        D. Đèn pin

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng?

A. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

B. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau.

C. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín.

D. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại.

Câu 3: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?

A. Một mảnh nilông đã được cọ xát.

B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.

C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.

D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.

Câu 4: Chọn câu sai

A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện.

B. Nguồn điện tạo ra dòng điện.

C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.

D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh.

4. Kết luận

Qua bài giảng Dòng điện- Nguồn điện này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nhận biết được có dòng điện trong thiết bị điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

  • Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết được các nguồn điện thường dùng (cực âm cực dương của pin, ác quy).

  • Mắc được mạch điện đơn giản.

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM