Tin học 10 Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng

Mời các em cùng tham khảo bài giảng Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng do eLib tổng hợp và biên soạn dưới đây. Bài học sẽ giới thiệu đến các em một số hệ điều hành phổ biến ở nước ta như hệ điều hành MS DOS, hệ điều hành Windows, các hệ điều hành UNIX và Linux.

Tin học 10 Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ điều hành MS DOS

  • Hệ điều hành MS DOS là của hãng Microsoft trang bị cho máy tính cá nhân IBM PC.

  • Đây là một hệ điều hành đơn giản nhưng hiệu quả, phù hợp với tình trạng thiết bị của máy tính cá nhân trong thập kỉ tám mươi của thế kỉ XX.

  • Việc giao tiếp với MS DOS được thực hiện thông qua hệ thống lệnh.

  • MS DOS là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng. Tuy vậy, với các phiên bản nâng cấp từ 4.01 trở đi, trong MS DOS đã có các môđun cho phép người dùng có thể thực hiện nhiều chương trình đồng thời.

Hình 1. Giao diện hệ điều hành MS DOS

Hạn chế của hệ điều hành MS DOS:

  • Với hệ điều hành MS DOS, người sử dụng bị hạn chế nhiều trong việc lập chương trình và điều khiển các phần mềm;

  • Hệ điều hành MS DOS cho phép người dùng bàn phím hơn là chuột, nên hạn chế khả năng khai thác thông tin một cách nhanh chóng.

  • Giới hạn quyền truy cập của người sử dụng.

1.2. Hệ điều hành Windows

  • Hiện nay, nhiều máy tính sử dụng hệ điều hành Windows của hãng Microsoft với các phiên bản cải tiến khác nhau.

  • Một số đặc trưng chung của Windows:

    • Chế độ đa nhiệm nhiều người dùng;

    • Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp giữa đồ hoạ và văn bản giải thích;

    • Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ hoạ và đa phương tiện (Multimedia) đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh, hình ảnh,...

    • Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng.

  • Các phiên bản mới hơn của Windows tiến bộ hơn ở mức độ thể hiện các đặc trưng chung nói trên.

Hình 2. Một số phiên bản hệ điều hành Windows

Ưu điểm của hệ điều hành Windows:

  • Là hệ điều hành đa nhiệm;

  • Giao diện đồ họa dễ dàng sử dụng;

  • Có thể mở được MS DOS như một chương trình đồng thời cùng nhìn chương trình khác;

  • Dễ dàng xử lý các dữ liệu như file âm thanh, hình ảnh mà DOS không làm được

1.3. Các hệ điều hành UNIX và Linux

a. Hệ điều hành UNIX 

  • Hệ điều hành UNIX do Ken Thompson và Dennics Richie, Phòng thí nghiệm Bell của hãng AT&T xây dựng từ những năm 1970.

  • Đây là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng, có khả năng đảm bảo một số lượng rất lớn người dùng đồng thời khai thác hệ thống.

  • Một số nét đặc trưng cơ bản của UNIX là:

    • UNIX là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng;

    • Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả;

    • Có một hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ thống.

  • Ưu và nhược điểm của hệ điều hành UNIX :

    • Ưu điểm:

      • Do modun được viết bởi ngôn ngữ bậc cao nên dễ dàng thay đổi, bổ sung phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

      • Được ứng dụng rộng rãi trên nhiều loại máy khác nhau, hệ thống trở nên mạnh hơn, linh hoạt hơn.

    • Nhược điểm: Do tính chất trên nó làm cho các phiên bản khác nhau của UNIX có nhiều sự khác biệt cơ bản, mất tính thừa kế và đồng bộ.

Hình 3. Giao diện hệ điều hành UNIX

b. Hệ điều hành Linux

  • Trên cơ sở của UNIX, năm 1991 Linus Torvalds (người Phần Lan), khi còn là sinh viên, đã phát triển một hệ điều hành mới cho máy tính cá nhân gọi là Linux.

  • Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Linux:

    • Ưu điểm:

      • Cung cấp cả chương trình nguồn của toàn bộ hệ thống.

      • Tính mở rất cao: đọc, chỉnh sửa, bổ sung, nâng cấp và sử dụng mà không bị vi phạm bản quyền.

      • Phổ biến, chi phí thấp về tài nguyên đĩa.

    • Nhược điểm:

      • Không có một công cụ cài đặt mang tính chuẩn mực, thống nhất.

      •  Việc sử dụng còn hạn chế do ít các phần mềm ứng dụng chạy trên Linux.

Hình 4. Giao diện hệ điều hành Linux

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy nêu ưu điểm vượt trội của Windows so với MS-DOS.

Hướng dẫn giải

Hệ điều hành Windows:

  • Là hệ điều hành đa nhiệm;

  • Giao diện đồ họa dễ dàng sử dụng;

  • Có thể mở được MS-DOS như một chương trình đồng thời cùng nhìn chương trình khác;

  • Dễ dàng xử lý các dữ liệu như file âm thanh, hình ảnh mà DOS không làm được.

Câu 2: So sánh hệ điều hành UNIX và hệ điều hành Linux.

Hướng dẫn giải:

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Kể tên một số hệ điều hành và phiên bản của chúng mà em biết.

Câu 2: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hệ điều hành Windows.

Câu 3: Hãy so sánh đặc trưng của hệ điều hành Winsdows và hệ điều hành Linux.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hãy cho biết câu nào trong những câu dưới đây phát biểu không đúng về xu hướng phát triển hệ điều hành?

A. Hệ điều hành có giao diện đẹp và dễ sử dụng hơn

B. Hệ điều hành có nhiều tính năng hơn

C. Chương trình hệ điều hành trở nên đơn giản hơn

D. Hệ điều hành khai thác các tài nguyên của máy tốt hơn

Câu 2: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?

A. MS- DOS là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng, sử dụng giao diện dòng lệnh

B. Windows là hệ điều hành đa nhiệm, sử dụng giao diện đồ họa dựa trên cơ sở các cửa sổ, bảng chọn, hộp thoại, biểu tượng và cơ chế chỉ thị bằng chuột

C. Unix là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng được thiết kế cho máy lớn. Linux là hệ điều hành được phát triển trên Unix, có mã nguồn mở

D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng.

Câu 3: Hệ điều hành mạng là:

A. Phần mềm tiện ích

B. Hệ điều hành có thêm chức năng phục vụ việc quản lý mạng, kết nối mạng toàn cầu Internet

C. Dễ sử dụng và giao diện đẹp

D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng

Câu 4: Hệ điều hành được khởi động:

A. Trong khi các chương trình ứng dụng được thực hiện.

B. Sau khi các chương trình ứng dụng được thực hiện.

C. Trước khi các chương trình ứng dụng được thực hiện.

D. Bất cứ lúc nào.

Câu 5: Theo em hệ điều hành nào đang được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam?

A. UNIX

B. LINUX

C. WINDOWS

D. MS - DOS

4. Kết luận

Sau khi học xong Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng, các em cần nắm vững các ưu điểm và nhược điểm của một số hệ điều hành thông dụng như hệ điều hành MS DOS, hệ điều hành Windows, các hệ điều hành UNIX và Linux

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM