Công nghệ 6 Bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn

Ở các bài học trước các em đã được học về cách tính toán để thực hiện một bữa ăn hợp lí (bữa ăn thường ngày hay bữa ăn liên hoan) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như: Ăn món gì? Ăn  như thế nào? Món ăn nào ăn trước? Món nào ăn sau? Món nào ăn kèm với món nào? Để giúp các em có thể vận dụng một cách linh hoạt kiến thức này vào cuộc sông eLib xin giới thiệu nội dung bài học dưới đây!

Công nghệ 6 Bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày của gia đình

a. Số món ăn

  • Có từ 3 – 4 món thuộc loại chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Vd: Trứng gián, rau muống luộc, thịt lợn kho, cà muối.

b. Các món ăn

  • 3 món chính: canh, mặn, xào.
  • 1 hoặc 2 món phụ( nếu có): rau, củ( tươi hoặc trộn); dưa chua kèm nước chấm.

c. Yêu cầu

  • Lựa chọn món ăn thuộc thể loại đã nêu trên để tạo thành 1 thực đơn sao cho hợp lí.
  • Ví dụ: thịt luộc, rau muốn luộc, trứng luộc, nước chấm.

Một số món ăn hằng ngay

1.2. Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi

Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện vật chất sẵn có, kết hợp với tính chất của bữa  liên hoan mà chuẩn bị thực đơn phù hợp. 

Một số món ăn trong bữa tiệc liên hoan

a. Một số món ăn

  • Có 4 đến 5 món trở lên.
  • Tùy vào vật chất tài chính, thực đơn có thể tăng cường lượng và chất.

b. Các món ăn

- Thực đơn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống

+ Thực phẩm phải thay đổi để có đủ loại thịt, cá, rau

+ Phải tôn trọng trình tự của các món ăn ghi trong thực đơn

  • Món chính: thịt gà, cá, thịt lợn.
  • Món phụ: nem rán, đậu rán,..
  • Món tráng miệng: hoa quả.
  • Đồ uống: nước ngọt, bia,..

Lựa chọn thực đơn

- Yêu cầu

  • Học sinh chọn món ăn thuộc thể loại vừa nêu trên( mỗi loại 1 món) để tạo thành thực đơn
  • Ví dụ thực đơn: nem rán, thịt ga luộc, canh khoai, xôi, thịt bò xào hành tây.

2. Một số hình ảnh ví dụ

2.1. Thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày

Thực đơn cho bữa ăn tối

Thực đơn cho bữa trưa

2.2. Thực đơn cho các bữa liên hoan

Thực đơn liên hoan ít người

Mâm cỗ ngày tết

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Hiểu rõ các loại thực đơn dùng trong ăn uống.
  • Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày, các bữa liên hoan, chiêu đãi…
  • Thực hiện một số loại thực đơn dùng trong liên hoan, chiêu đãi và có khả năng vận dụng vào nhu cầu thực tế.
Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM