Lý 9 Bài 23: Từ phổ- Đường sức từ

Thế nào là từ phổ, thế nào là từ trường? Để hiểu rõ hơn về điều đó, eLib xin chia sẻ bài Từ phổ- Đường sức từ thuộc chương trình SGK Vật lý lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn

Lý 9 Bài 23: Từ phổ-  Đường sức từ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Từ phổ

Từ phổ là hình ảnh cụ thể của các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường rồi gõ nhẹ.

Từ phổ

1.2. Đường sức từ

  • Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.

  • Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia.

  • Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của nam châm.

  • Nơi nào có từ trường mạnh thì đường sức từ dày,nơi nào có từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

Đường sức từ

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Biết chiều 1 đường sức từ của thanh nam châm thẳng như trên hình 23.5. Hãy xác định tên các cực của nam châm.

Hướng dẫn giải:

Đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam của thanh nam châm.

Câu 2: Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm?

Hướng dẫn giải:

Đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ướnào?

Câu 2: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?

Câu 3: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về bằng gì?

Câu 4: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trên hình vẽ, đường sức từ nào vẽ sai?

Đường sức từ của Trái Đất

A. Đường 1

B. Đường 2

C. Đường 3

D. Đường 4

Câu 2: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Nam châm hình chữ U

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.

B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.

C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Cực Bắc của nam châm là

A. Ở 2

B. Ở 1

C. Nam châm thử định hướng sai.

D. Không xác định được.

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Từ phổ - Đường sức từ cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó,… các em cần phải nắm được: 

  • Nắm được khái niêm và đặc điểm của từ phổ.
  • Vẽ được đường sức từ.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM