Bài học Vật lý 9

Để giúp các em học tập tốt môn Vật Lý 9, eLib xin giới thiệu bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 62. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em kiến thức lý thuyết từng bài học, các ví dụ minh hoạ và phần luyện tập chung để các em ôn tập và nắm vững kiến thức.

1. Giới thiệu bài học Vật lý 9

Đào sâu hơn kiến thức về Điện học và Quang học đã học ở lớp 7, tiếp cận các khái niệm thuộc Điện từ học, Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Vật Lý 9 đặt ra nhiều thách thức ở các em học sinh. Vật Lý là môn tự nhiên đòi hỏi tư duy và sự tập trung cao độ. Nếu như không có cách học đúng, chắc chắn rằng các em sẽ không thể nào học nổi Vật Lý. Nhất là đối với các em học sinh lớp 9 sẽ thi tuyển sinh lớp 10 vào năm sau.

Nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức và định hướng phương pháp học tập phù hợp, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống nội dung bài học Vật lý 9 theo chương trình SGK môn Vật lý lớp 9 gồm 4 chương với 62 bài học. Nội dung các bài học được trình bày khoa học nhằm tạo ra hứng thú cho học sinh đối với việc học tập môn Vật lý, những bài thực hành được soạn theo hướng mở rộng với nhiều hình thức phong phú, sinh động giúp các em lắm bắt nhanh các kiến thức đã học.

Mỗi bài học gồm có bốn phần: Tóm tắt lý thuyết, Bài tập minh họa, Luyện tập và Kết luận.

  • Phần Tóm tắt lý thuyết: Giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững những kiến thức cơ bản của toàn bộ bài học

  • Phần Bài tập minh họa: Gồm các bài tập minh họa được phân dạng cụ thể, có kèm đáp án hướng dẫn nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức cơ bản trong việc giải bài tập.

  • Các câu hỏi luyện tập giúp học sinh củng cố lại nội dung bài học và khắc sâu kiến thức đã học.

Mời các em tham khảo nội dung từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Vật lý 9

Vật lý là một môn khó đối với học sinh, đa số chủ yếu lo đối phó mà không hiểu về những gì mình được dạy, dần dần hình thành tâm lý sợ môn này. Với những học sinh lớp 9 khi chuẩn bị ôn tập bước vào kỳ thi chuyển cấp thì môn Vật lý giống như một ác mộng đối với các em. Nguyên nhân bởi phải nạp một khối lượng kiến thức rất lớn nhưng lại chưa hiểu bản chất vấn đề dẫn tới căng thẳng, lo lắng hơn. eLib xin chia sẻ kinh nghiệm học môn Vật lý lớp 9 hiệu quả cao giúp các em tiếp cận một cách đúng đắn và khoa học.

2.1. Chuẩn bị bài trước ở nhà

Trước khi lên lớp,song song với việc học lại bài, các em hãy dành ra chút thời gian soạn bài, chuẩn bị trước bài tiếp theo.

Đọc trước bài, gạch chân ý chính và tìm ra những câu hỏi mà các em thắc mắc để hôm sau lên hỏi thầy cô.

Việc soạn bài trước giúp các em hiểu bài ngay trên lớp, rút ngắn thời gian học bài.

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

2.2. Làm thật nhiều bài tập

Học phải đi đôi với hành. Sau khi về nhà, hãy tranh thủ làm bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách tham khảo. Làm nhiều bài tập giúp các em quen với các dạng bài tập, nhớ lâu hơn.

Nên nhớ hãy làm bài tập từ dễ trước, sau khi đã thành thạo, hãy thử sức với bài tập nâng cao hơn.

Làm thật nhiều giúp bạn nhớ bài lâu hơn

2.3. Mở rộng kiến thức

Ngoài những kiến thức được học trên lớp, trong sách giáo khoa, các em hãy thử tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về Vật Lý từ sách, internet.

Việc này làm tăng khả năng hứng thú học của các em hơn và phát huy tốt công dụng của công nghệ ngày nay hơn trong việc học rất nhiều.

Đọc sách nhiều để mở rộng kiến thức

2.4. Học nhóm

Nếu có điều kiện, các em nên thành lập một nhóm gồm 3 đến 5 học sinh. Nhóm có thể tự học bài, ôn bài cùng nhau hoặc cũng có thể chơi những trò chơi đố vui liên quan đến bài học.

Ưu điểm của việc học nhóm là tạo hứng thú, các em có thể học hỏi nhiều điều mình chưa biết từ bạn bè, cùng giúp nhau vươn lên trong học tập.

Nhưng khuyết điểm của học nhóm là các em có thể bị sao nhãng, không tập trung quên học lo chơi. Vì thế cần tránh những chủ đề không liên quan đến bài học để việc học nhóm được đạt hiệu quả tốt nhất.

2.5. Làm tốt các thí nghiệm

Vật lý là môn học đòi hỏi nhiều thí nghiệm. Thí nghiệm sẽ giúp các em tự hiểu bài học qua làm thí nghiệm bằng chính bàn tay mình.

Thí nghiệm cũng tạo hứng thú học tập rất tốt. Khi thí nghiệm, hãy chú ý nghe thầy cô giảng, hướng dẫn và làm cố gắng hoàn thành.

Sau khi thí nghiệm, hãy ghi lại những kết quả mà mình có được.

Thí nghiệm giúp các em nhanh hiểu bài.

2.6. Rèn luyện trí nhớ tốt

Một trí nhớ tốt rất quan trọng trong việc học, nó sẽ giúp các em nắm bắt được bài mới ngay trên lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.

Để có trí nhớ tốt, các em nên thường xuyên ôn lại bài học. Việc tái hiện chúng một lần nữa giúp các em nhớ lâu hơn và chắc hơn.

2.7. Học với tinh thần thoải mái

Khi học với tinh thần thoải mái, các em sẽ dễ học hơn, hiệu quả học cũng được nhân đôi lên rất nhiều. Vì thế, trước khi học, các em hãy cố gắng làm cho tinh thần mình được thoải mái nhất có thể bằng cách nghe nhạc hay đọc sách.

3. Những lưu ý để học tốt môn Vật lý lớp 9

3.1. Kĩ năng ôn tập

Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).

Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.

Đề thi lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, các em cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.

3.2. Kiểm tra kỹ đáp án

Một bài tập Vật lý ở mức độ trung bình đến khó có thể bao gồm nhiều phép toán. Sai sót xảy ra ở bất kì bước nào có thể khiến đáp án sai, do đó bạn phải chú ý kỹ các phép toán khi giải. Nếu có thời gian các em nên kiểm tra kỹ đáp án để đảm bảo các phép toán được tính đúng.

Mặc dù giải lại là một cách kiểm tra các phép toán, nhưng các em cũng nên dùng trực giác đánh giá mối tương quan giữa bài tập đó và thực tế để kiểm tra đáp án. Ví dụ, nếu các em đang tìm động lượng (khối lượng × vận tốc) của một vật di chuyển về phía trước, đáp án sẽ không thể là số âm vì khối lượng là số dương và vận tốc chỉ mang giá trị âm nếu vật di chuyển theo hướng "âm" (nghĩa là ngược lại hướng về "phía trước" trong tọa độ tham chiếu). Do đó nếu đáp án là số âm thì có lẽ các em đã làm sai phép tính nào đó trong quá trình giải.

3.3. Trình tự làm một bài toán Vật lý 

Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.

- Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

- Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).

- Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).

- Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.

- Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).

- Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.

- Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.

3.4. Trình tự làm trắc nghiệm

- Đọc lần lượt từ trên xuống dưới, câu nào chắc chắn giải được trong thời gian ngắn thì làm ngay và tô ngay phương án lựa chọn vào phiếu trả lời.

- Lần thứ nhì tiếp tục giải những câu khó hơn và cứ tiếp tục đến khi hết thời gian.

- Đợt làm đầu tiên không nên "sa lầy" vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, vì câu nào cũng có điểm như nhau, không phân biệt câu dễ hay khó. Mặt khác, nếu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình tĩnh dẫn đến làm sai nhiều.

- Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên chọn nhanh phương án trả lời cho tất cả câu này, không bỏ sót câu nào.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM