Lý 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều

Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm về động cơ điện một chiều. Từ đó giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó, nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

Lý 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện 1 chiều

a) Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều

- Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là:

  • Nam châm tạo ra từ trường.

  • Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

  • Bộ phận góp điện: để khung dây có thể quay liên tục.

  • Thanh quẹt C1, C2 đư dòng điện từ nguồn điện vào khung dây.

Động cơ điện một chiều

b) Hoạt động của động cơ điện một chiều

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Khi hoạt động động cơ điện một chiều biến điện năng của dòng điện một chiều thành cơ năng.

c) Kết luận

  • Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm điện nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phân quay). Bộ phận quay được gọi là rôto.

  • Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay.

1.2. Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật

a) Cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kỹ thuật

  • Nam châm điên: stato
  • Cuộn dây: rôto

Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật

b) Kết luận

  • Trong động cơ điện kỹ thuật, bộ phận tạo ta từ trường là nam châm điện.

  • Bộ phận quay của động cơ điện kỹ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kỹ thuật ghép lại.

  • Ngoài động cơ điện một chiều còn có động cơ điện xoay chiều.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường.

Hướng dẫn giải:

Người ta không dùng nam châm vĩnh cửu vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra được từ trường mạnh như nam châm điện.

Câu 2: Khung dây trong hình 28.3 quay theo chiều nào?

Hướng dẫn giải:

Sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định lực điện từ tác dụng lên đoạn AB và CD có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây được thể hiện trong hình.

⇒ Khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Động cơ điện một chiều gồm mấy bộ phận chính?

Câu 2: Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực nào?

Câu 3: Roto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào?

Câu 4: Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp năng lượng dưới dạng nào?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là:

A. Nam châm điện đứng yên (stato).

B. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (stato).

C. Nam châm điện chuyển động (roto).

D. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (roto).

Câu 2: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:

A. Nhiệt năng thành điện năng.

B. Điện năng thành cơ năng.

C. Cơ năng thành điện năng.

D. Điện năng thành nhiệt năng.

Câu 3: Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?

A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn kilôoát.

C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.

D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Câu 4: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?

A. Bàn ủi điện và máy giặt.

B. Máy khoan điện và mỏ hàn điện.

C. Quạt máy và nồi cơm điện.

D. Quạt máy và máy giặt.

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Động cơ điện một chiều cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó,… các em cần phải nắm được: 

  • Nắm được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện 1 chiều.

  • Nắm được động cơ điện một chiều trong kỹ thuật.

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM