Tin học 11 Bài tập và thực hành 1

Mời các cùng tham khảo nội dung của Bài tập và thực hành 1 dưới đây. Bài học sẽ giới thiệu đến các em một chương trình Pascal hoàn chỉnh đơn giản, thông qua đó giúp các em làm quen với một số dịch vụ cơ bản của Turbo Pascal hoặc Free Pascal trong việc soạn thảo, lưu trữ, dịch và thực hiện chương trình.

Tin học 11 Bài tập và thực hành 1

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích, yêu cầu

  • Giới thiệu một chương trình Pascal hoàn chỉnh đơn giản;
  • Làm quen với một số dịch vụ cơ bản của Turbo Pascal hoặc Free Pascal trong việc soạn thảo, lưu trữ, dịch và thực hiện chương trình.

1.2. Nội dung

a) Gõ chương trình sau:

program Giai_PTB2;

user crt;

var a, b, c, D: real;

x1, x2: real;

begin

clrscr;

write('a, b, c: ');

readln(a,b,c);

D:= b*b – 4*a*c;

x1:= (-b – sqrt(D))/(2*a);

x2:= -b/a – x1;

write('x1 = ', x1:6:2,' x2 = ',x2:6:2);

readln

end.

Chú ý:

  • Dấu chấm phẩy (;) dùng để ngăn cách các khai báo và các câu lệnh.
  • Sau từ khóa end cuối chương trình phải đặt dấu chấm (.).

b) Nhấn phím F2 và lưu chương trình với tên là PTB2.PAS lên đĩa.

c) Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để dịch và sửa lỗi cú pháp (nếu có).

d)

  • Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để thực hiện chương trình.
  • Nhập các giá trị 1; -3 và 2. Quan sát kết quả hiển thị trên màn hình (x1 = 1.00 x2 = 2.00).

e)

  • Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 rồi nhập các giá trị 1 0 -2.
  • Quan sát kết quả hiển thị trên màn hình (x1 = -1.41 x2 = 1.41).

f)

  • Sửa lại chương trình trên sao cho không dùng biến trung gian D.
  • Thực hiện chương trình đã sửa với các bộ dữ liệu trên.

g)

Sửa lại chương trình nhận được ở mục c bằng cách thay đổi công thức tính x2 (có hai cách để tính x2).

h)

  • Thực hiện chương trình đã sửa với bộ dữ liệu 1; -5; 6.
  • Quan sát kết quả trên màn hình (x1 = 2 x2 = 3).

i) Thực hiện chương trình với bộ dữ liệu 1; 1 ; 1 và quan sát kết quả trên màn hình.

Giới thiệu một số lỗi thường gặp

  • Error 85: ";" expected: thiếu dấu chấm phẩy.
  • "Invalid floating point operation": phép toán không hợp lệ.
  • Error 10: Unexpected end of file: thiếu dấu chấm sau từ khóa End .
  • Unknown identifier: tên gọi chưa được mô tả
  • Syntax error: lỗi cú pháp

Tính năng một số phím

Bảng 1. Một số phím chức năng trong Turbo Pascal

2. Luyện tập

2.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Phân biệt giữa biến bà hằng có đặt tên.

Câu 2: Trong Pascal nếu một biến chỉ nhận giá trị trong khoảng từ 100 đến 1000 thì có thể khai báo bằng những kiểu dữ liệu nào.

Câu 3: Để tính diện tích khu vườn có giá trị từ 80 đến 200 thì cách khai báo nào tiết kiệm dữ liệu nhất.

2.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong ngôn ngữ Pascal, phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?

A. Sau mỗi câu lệnh đều phải có dấu chấm phẩy

B. Câu lệnh trước End không nhất thiết phải có dấu chấm phẩy

C. Có phân biệt chữ hoa và chữ thường

D. Sau từ khóa Begin bắt buộc phải có dấu chấm phẩy

Câu 2: Trong Turbo Pascal, hàm nào dưới đây biểu diễn giá trị tuyệt đối?

A. sqrt()

B. sqr()

C. abs()

D. ln()

 Câu 3: Trong Pascal phép toán div, mod thuộc phép toán nào sau đây?

A. Phép toán số học với số thực

B. Phép toán quan hệ

C. Phép toán số học với số nguyên

D. Phép toán Logic

Câu 4: Để thoát khỏi Turbo Pascal, ta thực hiện:

A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X

B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F4

C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X

D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F4

Câu 5: Trong Turbo Pascal, để lưu chương trình ta dùng phím:

A. Nhấn F2

B. Shift + F2

C. Ctrl+F2

D. Alt + F2

3. Kết luận

Sau khi học xong Bài tập và thực hành 1 các em cần ghi nhớ các thao tác:

  • Khởi động Turbo Pascal.
  • Soạn chương trình.
  • Dịch lỗi cú pháp.
  • Thực hiện chương trình.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM